Chương 2. ANNA FREUD TÂM LÝ NHÂN CÁCH CÁI TÔI

2.4K 13 0
                                    

Chương 2. ANNA FREUD TÂM LÝ NHÂN CÁCH CÁI TÔI

CÁC HỌC THUYẾT TÂM LÝ NHÂN CÁCH

1. Con gái của Sigmund Freud

Cứ mỗi lần Sigmund Freud tin rằng ông chọn được một học trò đắc ý sẽ kế thừa công trình nghiên cứu của mình thì người được ông chọn đã rời bỏ ông. Ít nhất thì hai người học trò nổi tiếng ấy là Carl Jung và Alfred Adler. Trong khi đó con gái của ông là Anna là người đã chịu khó ngồi lắng nghe và theo dõi những bài giảng của cha mình. Trải qua những buổi phân tích tâm lý cùng với cha và sau cùng bà đã trở thành một chuyên viên phân tích tâm lý. Ngoài ra bà còn là người đã chăm sóc cho Freud khi ông phát bệnh ung thư hàm miệng vào năm 1923. Bà đã trở thành người duy nhất được coi là người thừa kế sự nghiệp hoạt động và nghiên cứu của Sigmund Freud.

2. Tâm lý xoay quanh cái tôi

Không giống như hai học trò của cha là Carl Jung và Alfred Alder, Anna trung thành với những tư tưởng do cha mình đã phát triển. Tuy nhiên bà đã chú trọng đến khía cạnh động lực của tâm thức hơn là tiếp tục khám phá về cấu trúc của tâm thức, nhất là bà đã tỏ ra rất hứng thú về cái tôi trong bối cảnh toàn diện của tâm thức nơi con người.

Trong khi cả đời mình Freud đã cống hiến toàn tâm toàn lực của mình cho xung động vô thức (id) và vô thức của đời sống tinh thần, với Anna thì bà cho rằng qua cái tôi, chúng ta mới có thể nhìn thấy cách vận hành của xung động vô thức và vô thức một cách tổng quát hơn. Theo bà cái tôi là một khu vực cần thiết được nghiên cứu rộng và sâu hơn.

Bà được coi là người nổi tiếng với cuốn sách Cái Tôi Và Những Cơ Chế Tự Vệ. Trong đó bà đã liệt kê và trình bày một cách có hệ thống về những vận hành của các cơ chế tự vệ. Từ đó bà đã đem ra áp dụng vào khảo cứu và tìm thấy biểu hiện của cơ chế tự vệ trong ứng xử nơi trẻ ở lứa tuổi dậy thì. Trong chương 1, chúng ta đã có dịp làm quen với những nét chính trong tác phẩm của bà khi mổ xẻ về các cơ chế tự vệ.

Sự tập trung vào cái tôi bất đầu xuất hiện khi những người theo phái Freudian nhóm họp lại. Họ dựa vào những công trình nghiên cứu và làm việc của Sigmund Freud làm nền tảng then chốt cho những hoạt động chuyên môn của mình. Sau đó họ phát triển chuyên sâu, tập trung vào khu vực cái tôi với chủ trương mong sao học thuyết này đi sát với thực tiễn hàng ngày. Bằng cách này, họ muốn nhìn thấy học thuyết của Freud vẫn có thể được áp dụng không chỉ trong tâm lý bệnh học mà còn áp dụng được cả vào xã hội và các phạm trù phát triển nơi con người. Một ví dụ điển hình đại diện của nhóm này là nhà tâm lý Erik Erickson, người được coi là nhà tâm lý tập trung vào cái tôi.

3. Tâm lý phục vụ trẻ em

Có thể nói Anna Freud không hẳn thuần túy là nhà lý thuyết, đam mê của bà là áp dụng vào thực hành. Phần lớn tâm huyết và năng lượng của bà đều tập trung vào trẻ em và lứa tuổi dậy thì, nhất là mảng phát triển phân tích mà bà luôn quan tâm dấn. Nếu như cha của bà đã giành trọn sự nghiệp cuộc đời mình để viết về người lớn; mặc dù ông viết khá nhiều về quá trình phát triển có liên hệ đến trẻ em. Tuy nhiên những gì ông viết về trẻ em được nhìn qua lăng kính người lớn.

CÁC HỌC THUYẾT TÂM LÝ NHÂN CÁCHWhere stories live. Discover now