Chương 24. SIDDHARTHA GAUTAMA BUDDHA HỌC THUYẾT NHÂN CÁCH...

114 0 0
                                    

Chương 24. SIDDHARTHA GAUTAMA BUDDHA HỌC THUYẾT NHÂN CÁCH THEO PHẬT HỌC (566 – 486 TCN)

CÁC HỌC THUYẾT TÂM LÝ NHÂN CÁCH

1. Tiểu sử Đức Phật

Ngày xưa có một vương quốc nhỏ bé bây giờ gọi là Nepal được cai trị một bộ tộc có tên là Thích Ca (Shakyas). Tộc trưởng của bộ tộc này cũng là vua của đất nước. Tên ông là Tịnh Phạn (Shud– dodana Gautama).

Vợ của ông, hoàng hậu Ma–Gia (Mahamaya), trong lúc sắp sinh người con đầu lòng đang nương náu tại một thành nhỏ thuộc khu vực Lâm Tì Ni (Lumbini). Bà đã yêu cầu các nữ hầu giúp mình đến một lùm cây để sinh cho kín đáo và bà đã sinh ra một bé trai. Bà mẹ đã đặt tên con trai Tất Đạt Đa (Siddhartha), có nghĩa là: Người sẽ đạt được mục đích của mình. Thật đáng buồn, hoàng hậu Ma– Gia đã từ trần 7 ngày sau khi sinh con xong. Cậu bé Tất Đạt Đa sau đó được người bà dì, chị gái của mẹ mình là Ma–ha–ba–xà–ba–đề (Mahaprajapati) nuôi dưỡng.

Khi chàng hoàng tử ấy lớn lên và đến tuổi lấy vợ, chàng đã trao trái tim của mình cho công chúa Gia–du–đa–la (Yashodhara) và họ cưới nhau khi cả hai vừa tròn 16 tuổi.

Chàng trai Tất Đạt Đa được nuôi lớn lên luân phiên tại 3 lâu đài hoàng cung và được ngăn cản không cho chứng kiến những gì mà người dân thường vẫn phải đối diện hàng ngày. Không ai cho chàng nhìn thấy những ông bà già, những con người bệnh tật, những con người bị chết. Cha của ông đã ra lệnh không cho ông được biết bất cứ một nhà tu hay những ai có đời sống tâm linh khổ hạnh. Tất Đạt Đa vì thế trở nên rất bức xúc và hiếu kỳ về những gì xảy ra bên ngoài bốn bức tường của những tòa lâu đài hoàng cung. Sau cùng chàng quyết liệt yêu cầu được nhìn thấy những con người đang sống trên vương quốc của mình.

Hoàng đế cha ruột của chàng trai đã hết sức cẩn thận trong việc thu xếp không cho con trai nhìn thấy những cảnh đau khổ vì sợ con trai có thể sẽ hướng đến đời sống tu trì. Cuối cùng những cố gắng của người cha vẫn thất bại, chàng trai đã nhìn thấy những người già lếch thếch, những con người bệnh tật gầy guộc, ghẻ lở. Chàng nhìn thấy cả những xác chết, cùng với những tiếng than khóc Chàng đã hỏi một người bạn tâm phúc của mình tên Xa–nặc (Chandaka) tất cả ý nghĩa của những điều chàng nhìn thấy. Người bạn đã kể lại tất cả những sự thật vốn rất đơn giản bình thường mà đáng lẽ ra Tất Đạt Đa đã nên biết từ rất lâu: Mọi người sẽ già đi rồi sẽ ngã bệnh và sau cùng là cái chết.

Tất Đạt Đa còn trông thấy một nhà khổ tu, người đã khấn sẽ từ bỏ không bao giờ ăn thịt nữa. Khuôn mặt thanh thản và bình lặng của vị chân tu khổ hạnh kia cứ ám ảnh vị hoàng tử trẻ mãi. Sau cùng chàng nói về kinh nghiệm ấy: Khi những con người vô tâm trông thấy người già và kẻ bệnh tật thì họ khinh thường, ghê tởm và sợ hãi, ngay cả việc sau này họ cũng sẽ trở nên già lão và bệnh tật. Tôi đã nghĩ với chính mình rằng: Tôi không muốn mình như những kẻ vô tâm. Sau đó tôi không còn những cảm xúc về sự cám dỗ của xác thịt của tuổi trẻ nữa.

Năm lên 29 tuổi, Tất Đạt Đa bắt đầu nhận ra rằng mình không thể sống hạnh phúc như ông đã từng sống trước đó. Ông bắt đầu muốn tìm hiểu về cách con người có thể vượt qua những nỗi đau khổ - đây là đam mê mãnh liệt hơn cứ điều gì khác. Sau khi lén hôn lên gương mặt người vợ đang ngủ rất say và đứa con vừa mới sinh xong tên là La–hầu–la (Rahula), vị vua tương lai đã lẳng lặng lén rời bỏ hoàng cung và đi lên những cánh rừng phía bắc Ấn Độ.

CÁC HỌC THUYẾT TÂM LÝ NHÂN CÁCHWhere stories live. Discover now