Chương 26. LINH HỒN CÓ TỒN TẠI HAY KHÔNG?

237 2 0
                                    

Chương 26. LINH HỒN CÓ TỒN TẠI HAY KHÔNG?

CÁC HỌC THUYẾT TÂM LÝ NHÂN CÁCH

NHỮNG THÁCH ĐỐ MỚI VỀ NIỀM TIN TRUYỀN THỐNG
VỀ KHÁI NIỆM BẢN THÂN VÀ TINH THẦN NƠI CON NGƯỜI

1. Dẫn nhập

Tâm thức là một đại lượng tương đối phức tạp mỗi khi chúng ta nghĩ về nó. Ý thức là một nét đặc trưng nhất tạo ra định nghĩa con người. Nhiều người vẫn trăn trở với câu hỏi không biết ý thức là một sản phẩm được tạo ra có nguồn gốc từ sinh học hay đây là một điều mà con người chẳng cần đến nó mà vẫn tồn tại được. Nhiều người lý luận rằng thú vật không cần ý thức nhưng chúng vẫn sống? Vậy tại sao con người lại cứ phải nghiêm trọng hóa về những điều thật sự không cần thiết đến quá trình hít thở, tiêu hóa, kiếm tiền và sinh con.

Terry Sejnowski, giám đốc phòng thí nghiệm sinh học thần kinh điện toán của trung tâm Salk ở California đề nghị rằng: hệ tâm thức của con người có một vai trò không lớn lắm trong việc đảm nhiệm chức năng quyết định các hành vi và tư tưởng như chúng ta vẫn nghĩ. Theo ông, một chất hóa học trong bộ não có tên dopamine là thành phần chủ yếu chịu trách nhiệm thông báo cho toàn bộ hệ thống não, tạo nên phản ứng trả lời những kích thích đến từ môi trường. Ông tin rằng có một nhóm tế bào não chịu trách nhiệm sản xuất ra nhiều chất hóa học có nhiệm vụ kích thích não, hay ức chế não. Kết quả là trạng thái tâm thần của chúng ta có thể thay đổi. Để giải thích một cách đơn giản hơn, ông nói, những tác nhân trong quá trình tiến hóa – nhu cầu mà mỗi cá nhân sinh thể cần có để sinh tồn như đi tìm thức ăn, tìm bạn tình, cũng như né tránh kẻ thù nguy hiểm của mình – tất cả đều được quyết định bởi cơ năng vô thức. Ông nói: ý thức giải thích những điều đã được quyết định sẵn cho mỗi chúng ta. Vậy điều đó có ý nghĩa gì trong đời sống con người? phải chăng ý thức chỉ có một vai trò rất nhỏ trong những biến động nơi tư tưởng của con người? ông nói tiếp: Thật khó khi tách hẳn suy luận và lý trí ra khỏi quá trình quyết định của con người (ý thức) – nhưng – chúng ta đã đánh giá quá cao vai trò và chức năng của ý thức trong quá trình hình thành một quyết định.

Chẳng biết chúng ta có đánh giá quá cao hay chúng ta đã đánh giá vai trò của ý thức quá thấp, chỉ biết hôm nay chúng ta luôn nói về ý thức, ít nhất trong hơn 20 năm trở lại đây. Hiện nay, ý thức đã là một trung tâm thảo luận được kỹ nghệ trí thông minh (intellectual industry) đặc biệt quan tâm nghiên cứu.

Một điều đáng ngạc nhiên là sự tập trung nghiên cứu về ý thức từ nhiều người lại càng dẫn đến những quan điểm mâu thuẫn khác biệt về ý thức. Cố gắng của các nhà thần kinh học, tâm lý học, các nhà tâm lý học nhận thức, các chuyên gia thông minh nhân tạo, các nhà vật lý và cả các nhà triết học xem ra càng làm cho những cuộc thảo luận nảy sinh ra nhiều chiều hướng suy nghĩ rất khác nhau.

Cuối cùng chúng ta đã thu lượm được điều gì từ những cố gắng ấy? Liệu chúng ta có đến gần hơn được với bộ não vật lý trong việc giải thích các mối liên hệ đến tư duy, kinh nghiệm, ý thức về bản thân của mỗi cá nhân chúng ta? Phải chăng khoa học đã nghiên cứu ý thức bằng ngả đi tìm một mô hình chuyển động thuyết nhật tân (Copernican movement), một mô hình giống như các hành tinh xoay quanh trung tâm điểm là mặt trời? Và hiện nay người ta vẫn đang đợi chờ kết quả của những công trình thí nghiệm để có một học thuyết toàn diện và thuyết phục về ý thức?

CÁC HỌC THUYẾT TÂM LÝ NHÂN CÁCHWhere stories live. Discover now