Chương 23. C. GEORGE BOEREE HỌC THUYẾT SINH XÃ HỘI - SOCIOBIOLOGY

126 0 0
                                    

Chương 23. C. GEORGE BOEREE HỌC THUYẾT SINH XÃ HỘI – SOCIOBIOLOGY

CÁC HỌC THUYẾT TÂM LÝ NHÂN CÁCH

1. Dẫn nhập

Kể từ khi Charles Darwin (1809–1882) giới thiệu thuyết Tiến hóa, chúng ta, kể cả chính ông đều bắt đầu suy nghĩ thật sâu về những hành vi có tính xã hội của chúng ta như cảm xúc, thái độ và những giá trị tinh thần khác. Phải chăng đây là những sản phẩm của quá trình tiến hóa? Nếu ta nhìn vào cơ thể của mình và hiểu được những vận hành của nó qua lăng kính sinh học, ta sẽ thấy mình là những sinh vật đã phát triển hoàn thiện hơn các động vật khác trong tiến trình tiến hóa.

Vậy những sản phẩm văn hóa tinh thần do con người tạo ra hôm nay liệu sẽ thay đổi hoặc thúc đẩy chúng ta tiến hóa nhiều hơn nữa hay không?

Nhà kiến thức học E. O. Wilson là người đầu tiên đã hệ thống hóa ý tưởng hành vi xã hội có thể được giải thích dựa trên thuyết tiến hóa và ông đã gọi học thuyết của mình là Học thuyết Sinh xã hội. Ban đầu học thuyết của ông chỉ gây được sự chú ý với các nhà sinh vật và đã có nhiều điều gây tranh luận. Khi các nhà xã hội học và các nhà tâm lý bị kéo vào thì những tranh luận bắt đầu tăng mạnh lên.

Dạo ấy ngành xã hội học chú trọng đến phạm trù cấu trúc–chức năng, bao gồm một số kiến thức có liên hệ từ chủ nghĩa Marxit và xu hướng đấu tranh bình đẳng cho phụ nữ. Trong khi đó tâm lý được các nhà hành vi học áp dụng các thuyết. Học tập, cộng với sự bắt đầu phát triển của nhánh tâm lý Nhân văn học. Vì thế sự xuất hiện của ý tưởng cho rằng con người đã chịu ảnh hưởng lớn từ quá trình tiến hóa sinh vật là điều xem ra không thể không đối diện với những chất vấn nảy lửa.

Theo thời gian, học thuyết Sinh xã hội của Wilson bắt đầu được nhiều nhà sinh vật học, các nhà tâm lý và các nhà nhân chủng học ủng hộ. Chỉ có ngành Xã hội học xem ra không chịu nhiều ảnh hưởng của học thuyết này.

2. Bản năng

Ta hãy bắt đầu quan sát những hành vi mang tính bản năng nhìn thấy ở nơi các động vật. Lấy ví dụ những con cá hồi, hàng năm chúng hành hương trở về nơi chúng sinh ra để sinh sản và rồi chết ngay tại nơi đã sinh ra chúng. Trứng của chúng nở và những chú cá hồi con sẽ bơi xuôi ra biển sống. Và khi cơ thể chúng đánh thức những con cá hồi này lại vượt thác ghềnh để trở về với cội nguồn chúng đã được sinh ra. Thực hiện y nguyên những hành vi mà thế hệ cha mẹ chúng đã làm. Hoặc từng đàn chim di cư theo mùa bay xa nửa vòng trái đất. Những con cóc tận tụy nghiến răng. Những con cọp cái bỏ đi thật xa để thách thức những con cọp đực đầy bản lĩnh có dám đi theo trước nghi thức giao hợp có thể xảy ra. Bức tranh hành vi bản năng của thú vật vô cùng sống động. Chúng có được ai dạy không? Phải chăng thầy dạy của chúng chính là bản năng được cài đặt từ bên trong.

Những nhà nghiên cứu hành vi thú vật học khi nghiên cứu các hành vi của thú vật trong đời sống hoang dã như Konard Lorenz đã giới thiệu một mô hình thủy học mô tả cách vận hành của bản năng trong đó những năng lượng được chuyển tải khi tiếp cận với môi trường qua van xả là cái vòi nước. Ông nghĩ rằng chúng ta có một khoản năng lượng nhất định cho hệ bản năng đặc trưng, giống như một bể chứa nước. ông tin rằng những cơ năng thần kinh cho phép những năng lượng này thoát ra khi có những kích thích cần thiết, như qua van xả vòi nước. Ngoài ra còn có những cơ năng sâu hơn, thuộc hệ thần kinh, hệ vận động và tuyến nội tiết, đã chuyển tải những năng lượng ấy trở thành những hành vi cố định. Tất nhiên mô hình bể chứa nước không được sắc bén lắm khi diễn đạt khái niệm quá trình xử lý thông tin, nhưng dù sao đấy cũng là một cố gắng giải thích trong thời điểm đó.

CÁC HỌC THUYẾT TÂM LÝ NHÂN CÁCHWhere stories live. Discover now