Chương 20. VIKTOR FRANKL HỌC THUYẾT NHÂN CÁCH HIỆN SINH

567 0 0
                                    

Chương 20. VIKTOR FRANKL HỌC THUYẾT NHÂN CÁCH HIỆN SINH

CÁC HỌC THUYẾT TÂM LÝ NHÂN CÁCH

1. Dẫn nhập

Vào tháng 9 năm 1942, một bác sĩ trẻ cùng với vợ mới cưới, cha mẹ của ông và một người anh ruột bị bắt ở Vienna rồi được đưa đến trại tập trung ở Bohemia. Đó là một sự kiện đã xảy ra và trải qua 3 trại tập trung khác nhau đã khiến vị bác sĩ trẻ này – tù nhân mang số 119.104 – phát hiện ra điều kỳ diệu tuyệt vời nhất trong cuộc đời của mình.

Sự kiện đầu tiên là ông bị đuổi ra khỏi nhà với tất cả những bản thảo bị mất sạch. Đó là tất cả những công trình làm việc của ông – ngay lần người ta đưa ông đến Auschwitz. Mặc dù ông đã khâu kỹ vào áo khoác nhưng vẫn bị phát hiện và bị tịch thu vào phút chót. Sau đó ông đã trải qua nhiều đêm cố gắng xây dựng lại toàn bộ công trình của mình trong trí óc. Rồi ông cắm cúi ghi lại trên những mảnh giấy vụn mà ông cóp nhặt được.

Vào một buổi sáng trong lúc ông cùng đoàn tù nhân đi làm việc trên một tuyến đường sắt trước lúc mặt trời mọc, một giây phút kỳ diệu đã xảy ra: Một bạn tù lớn tiếng lo lắng hỏi về tin tức số phận người vợ của mình. Điều đó đã khiến vị bác sĩ trẻ này nghĩ đến người vợ của ông và ông nhận ra rằng cô ấy cũng đang ở với ông.

Sự giải cứu đến từ tình yêu. Một người đã mất tất cả, chẳng còn gì để ham sống nhưng đã tìm thấy hạnh phúc, nhưng đấy chỉ là một phút giây ngắn ngủi trong tâm tưởng của ông về người vợ thân yêu của mình.

Rồi trải qua cơn đau của mình, ông không thể làm gì hơn, chỉ có thể nhìn thấy những lựa chọn mà ông dựa vào đó để sống sốt – chính là nhìn vào tương lai – dù đó là một nỗi đau tàn nhẫn nhất. Tuy nhiên ông vẫn hy vọng được nhìn thấy người thân của mình sau này. Và ông tin chỉ có hy vọng mới giúp ông vượt qua được những nỗi đau của nhà tù.

Đó là điều kỳ diệu nhất mà ông đã tìm thấy trong nỗi đau xa cách. Và đây cũng là điều khiến ông rất bất ngờ. Ông phát hiện ra con người còn có cả mục đích của cuộc sống nữa. Tuy mục đích cuộc sống trần trụi nhưng vẫn tồn tại giữa hai cực sáng tạo và hưởng thụ, sẵn sàng chờ đợi tinh thần trách nhiệm của con người góp sức để có một quyết định hướng đến khả năng cao hơn của hành vi đạo đức. Đây chính là thái độ không chịu đầu hàng của con người, chính là động cơ tồn tại ở trong mỗi con người. Khát khao tồn tại này được điều khiển từ những nguồn trợ lực từ bên ngoài. Không có đau khổ và cái chết, đời sống của con người không bao giờ được kiện toàn. Đó là những suy nghĩ của một bác sĩ trẻ, tên của ông là Vicktor Emil Frankl.

2. Tiểu sử của Viktor Frankl

Viktor Frankl sinh tại Vienna vào ngày 26 tháng 3 năm 1905. Cha của ông, tên là Gabriel Frankl, một người có tính kỷ luật cao. Đến từ Moravia, một nhân viên tốc ký khiêm tốn và sau đó trở thành giám đốc bộ Phúc Lợi Xã Hội của chính phủ. Mẹ của ông, Elsa Frankl, một người đàn bà tần tảo, nhu mì đạo đức đến từ Prague.

Là con trai giữa trong 3 người con, cậu bé Viktor rất thông minh và hiếu kỳ. Mặc dù chỉ mới 4 tuổi nhưng cậu bé đã nằng nặc đòi lớn lên sẽ trở thành một bác sĩ. Khi học trung học, cậu bé đã nhiệt tình tham gia tổ chức Công nhân xã hội thanh niên địa phương. Với cá tính rất thích được tiếp xúc với người khác đã khiến ông có hứng thú với môn tâm lý. Ông tốt nghiệp cấp 3 với bài luận phân tích tâm lý về triết gia Schopenhauer, được chọn đăng trên một tạp chí Thế Giới về phân tích tâm lý, sau đó ông bắt đầu có những liên hệ mật thiết với Sigmund Freud.

CÁC HỌC THUYẾT TÂM LÝ NHÂN CÁCHWhere stories live. Discover now