Chương 25. THUYẾT NHÂN CÁCH TỔNG HỢP

666 2 1
                                    

Chương 25. THUYẾT NHÂN CÁCH TỔNG HỢP

CÁC HỌC THUYẾT TÂM LÝ NHÂN CÁCH

1. Dẫn nhập

Sau một khóa học về các học thuyết nhân cách với những kiến thức của các nhà tâm lý cổ thụ như: Freud, Jung, Roger, Frankl, Bandura và Eysenck… Các sinh viên thường hỏi: Có một học thuyết nào khả dĩ có thể đáng tin cậy khi áp dụng mà không bị sai? Có thể tóm gọn lại hơn nữa được không? Đâu là đúng và đâu là sai?

Thật không may, tâm lý nhân cách chưa hẳn là một ngành khoa học, ít nhất tâm lý nhân cách vẫn chưa thể là một ngành khoa học giống như sinh vật hay hóa học. Những giải thích về cơ cấu vận hành trong tâm lý nhân cách thiếu hẳn một khối kiến thức chung mà thường các nhà tâm lý luôn tranh luận và bài xích lẫn nhau. Trong khi đó các ngành khoa học khác có những luật định có thể được thể nghiệm và kiểm chứng. Điều đáng buồn là tâm lý nhân cách đã không có những điều này.

Nhiều người có hy vọng rằng nếu đến một thời điểm nào đó trong tương lai, khi những sự khác biệt trong ngành Tâm lý được giải quyết để các mũi nhọn sẽ hướng vào một trung tâm thống nhất để tâm lý học nhân cách có thể trở thành một ngành khoa học có những cách vận hành và những quy luật nhất định hẳn hoi, như thế tâm lý nhân cách mới trở thành một ngành khoa học thật sự được. Hy vọng vào một ngày đó không xa nữa. Dù sao tâm lý nhân cách đã cung cấp cho chúng ta rất nhiều giải thích thú vị trong hành trình khám phá con người.

Mong sao những quan điểm đối nghịch trong tâm lý nhân cách một ngày nào đó sẽ được thống nhất để mọi người cùng nhìn nhận và đánh giá thật đúng để chúng có thể trở thành những bộ phận của một ngành khoa học thật sự. Trước mắt, một xu hướng học thuyết tổng hợp được áp dụng, coi ngành Tâm lý như một hộp dụng cụ bao gồm nhiều dụng cụ khác nhau và họ sẽ áp dụng từng dụng cụ vào mỗi trường hợp cụ thể: ví dụ đóng đinh cần búa, xiết ốc cần đến kìm hoặc cờ lê, hay sử dụng một con ốc cần phải có một cái tô vít…

2. Ý thức và cõi vô thức

Đây là điều lớn nhất mà Freud đã cống hiến cho chúng ta. Tuy ông không phải là người tạo ra ý tưởng, nhưng là người có công đem những ý tưởng này ra ánh sáng để mọi người biết đến. Nhiều học thuyết nhắc đến ý thức và cõi vô thức, tuy ở những mô thức khác nhau, song đã thể hiện được khái niệm chung là nhiều hành vi của chúng ta chịu ảnh hưởng của những đại lượng ngoài khả năng ý thức của chúng ta, tất nhiên đây là những đại lượng sinh lý gần gũi. Cõi vô thức rất khác với bản năng, ít nhất ở khái niệm vô thức. Tuy nhiên chúng ta có thể thống nhất rằng vô thức có ba bình diện sau:

1. Bình diện sinh học: Đây là những nét gần gũi mà chúng ta tin rằng vô thức đã xuất hiện trong hệ tâm thức chúng ta như xung động vô thức của Freud và vô thức tập thể của Jung. Vô thức có thể là những bản năng còn sót lại trong quá trình tiến hóa, hay những nhân cách bẩm sinh của mỗi chúng ta, hay có thể đây là kết quả của những quá trình được lập trình hóa trong những giai đoạn phát triển của thai nhi. Những phạm trù vô thức sinh học được các nhà hiện sinh học đề cập đến qua hiện tượng bị ném vào cuộc đời. Các nhà sinh xã hội đã đề cập đến vai trò của thuyết tiến hóa trong việc tạo ra những lực hấp dẫn trong bức tranh nhân cách trên mô thức di truyền học.

CÁC HỌC THUYẾT TÂM LÝ NHÂN CÁCHWhere stories live. Discover now