Suốt cuộc đời mình, Hoàng đế Càn Long viết được 42631 bài thơ, nhưng có duy nhất “Tuyết bay” (Phi tuyết) là được cho vào trong sách dạy học ở Trung Quốc (sách lớp 1). Nội dung của nó rất đơn giản, tôi xin phép dịch như sau:
Một bông một bông lại một bông,
Hai bông ba bông bốn năm bông.
Sáu bông bảy bông tám chín bông,
Bay vào hoa lau đều không thấy.Nhưng vì trong sách để tác giả là Ái Tân Giác La Hoằng Lịch, cho nên rất nhiều người không biết Càn Long viết ra “Tuyết bay”. Và theo những gì được kể lại thì Càn Long chỉ sáng tác ra 3 câu đầu, còn câu cuối là của Kỷ Hiểu Lam. Có một phiên bản nói rằng ban đầu Càn Long định để câu cuối là “Bay vào bụi cỏ đều không thấy”, nhưng mà bụi cỏ có màu xanh, Kỷ Hiểu Lam cho rằng đổi thành hoa lau thì sẽ tốt hơn, bởi vì hoa lau có màu trắng. Phiên bản khác thì cho biết, một lần Càn Long đi vi hành thì trời bỗng có tuyết. Lúc này, vua nổi hứng ngâm nga: “Một bông một bông lại một bông, hai bông ba bông bốn năm bông, sáu bông bảy bông tám chín bông...” Đến câu cuối thì tịt không nghĩ được tiếp, không khí trở nên gượng gạo, Kỷ Hiểu Lam bèn nhanh chóng cứu nguy: “Bay vào hoa lau đều không thấy.”
Bản Hán Việt nó sẽ như này:
Nhất phiến nhất phiến hựu nhất phiến,
Lưỡng phiến tam phiến tứ ngũ phiến.
Lục phiến thất phiến bát cửu phiến,
Phi nhập lô hoa đô bất kiến.Ngoài ra Càn Long còn có bài “Vịnh hoa” với nội dung cũng na ná vậy:
Một đoá hai đoá ba bốn đoá
Năm đoá sáu đoá bảy tám đoá
Chín đoá mười đoá mười một đoá
Bay vào bụi cỏ đều không thấy.————-
(1) Bài thơ sử dụng biện pháp tu từ tuy đơn giản nhưng đầy ẩn ý, thể hiện hàm ý sâu xa của sự suy tư, lặng lẽ của một tâm hồn nhạy cảm trước cái đẹp của thiên nhiên, của vũ trụ. Bởi lẽ, đứng trước cái đẹp, người thi sĩ chỉ còn biết ngẩn người, lặng ngắm và đếm những bông hoa xinh đẹp ấy. Tưởng chừng như trong giây phút nào đó, kẻ thưởng hoa cũng hòa mình vào, cùng nhau tạo nên một bức tranh trác tuyệt giữa người và thiên nhiên. Sự hòa quyện ấy, ắt hẳn, chỉ những người yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp thật sự mới có thể làm được mà thôi!(2) Nỗi buồn vô vọng, chán chường của nhà vua làm nguời ngồi đếm hoa trong vô vị mà vẫn ko tìm đuợc thú vui trong ấy. Hoa được ví như nữ nhân, trong cung của nguời có ngàn vạn phi tần đếm ko xuể, nhưng rồi tất cả ko ai truờng tồn, đều bay vào bụi lao biến mất. Bài thơ với cách đếm nhấn mạnh nỗi buồn bã trong lòng vua. Qua bài thơ cho thấy, vua là nguời quyền lực, muốn gì đuợc nấy nhưng luôn cảm thấy cô đơn :((
Dịch: Ổ Elephant của Apry618
BẠN ĐANG ĐỌC
NHỮNG DÒNG NGẮN LƯỢM NHẶT TỪ MẠNG XÃ HỘI
AcakThà không gặp, không yêu, không luyến tiếc, không nhớ nhung, không vướng bận, cũng chẳng đau lòng. Tương ngộ âu cũng là duyên, là phận. Kẻ ra đi, người ở lại, ai mới thật sự đau lòng?