Đề bài 1: Chỉ ra yếu tố cổ điển và hiện đại trong bài thơ "Tràng giang" của Huy Cận:
I. Tác giả, tác phẩm
- Huy Cận là một trong những nhà thơ xuất sắc của phong trào Thơ Mới với âm điệu thơ: buồn, sầu, mênh mang, tê tái, thơ của ông thường tìm cái đẹp chất thơ ở thiên nhiên và vũ trụ
- Bài thơ được ông sáng tác vào buổi chiều mùa thu năm 1939 là bức tranh thiên nhiên sông nước mênh mông rộng lớn thể hiện niềm khao khát hòa hợp giữa thiên nhiên và con người
- Bài thơ mang đậm chất cổ điển và hiện đại
II. Chứng minh
1. Chất cổ điển:
* Đề tài sông nước: Đây là đề tài quen thuộc trong thơ cổ, thi sĩ thường khắc họa cảnh sông nước mênh mông.
* Nhan đề Tràng giang: Tràng giang là từ Hán Việt mang sắc thái trang trọng, cổ kính và phảng phất phong vị Đường thi.
*Thể thơ: Bài thơ được sáng tác theo thể thất ngôn bát cú (đặc trưng của thơ Đường)
- Tác giả vận dụng tự nhiên, nhuần nhuyễn lối đối hài hòa của thơ cổ.
- Cách ngắt nhịp truyền thống 2/2/3; 4/3 tạo sắc thái cổ kính, trang trọng.
* Tứ thơ: Mượn không gian rộng lớn, bao la, đượm buồn khi chiều xuống, nhà thơ gửi gắm tâm sự của mình. Không gian càng mênh mông, rợn ngợp, con người càng nhỏ bé, cô đơn, bơ vơ, lạc lõng giữa dòng đời không biết đi đâu về đâu. Đây là tứ thơ quen thuộc trong thơ cổ.
* Thi liệu: Nhiều hình ảnh quen thuộc trong thơ cổ điển:
- Dòng sông dài mênh mông vắt ngang bầu trời cao rộng; bến vắng cô liêu; con thuyền lênh đênh xuôi ngược; cánh chim nhỏ chao nghiêng dưới ánh hoàng hôn...
- Hình ảnh thơ chia thành hai hệ thống đối lập: một bên là thiên nhiên rộng lớn cao rộng, một bên là kiếp người bé nhỏ, cô đơn.
* Bút pháp: Bút pháp vẽ mây nảy trăng của Đường thi: lấy động tả tĩnh, lấy cái vô hạn để tả cái hữu hạn, lấy cái mênh mông rợn ngợp để tải cái bé nhỏ mong manh, mượn từ ngữ hình ảnh trong thơ cổ (sùng cổ)...
2. Chất hiện đại:
* Phát huy cái Tôi cá nhân: thể hiện trực tiếp cái tôi lãng mạn trước cuộc đời:
- Mỗi khổ thơ là một nỗi niềm của cái tôi cô đơn trước đất trời:
Khổ 1: Cái buồn bã, sầu muộn của thân phận trôi dạt trăm ngả.
Khổ 2: Nỗi ngậm ngùi trước sự sống nhỏ nhoi, mong manh trong âm thanh của tiếng chợ chiều thưa thớt.
Khổ 3: Nỗi bơ vơ, trôi nổi, lênh đênh khi không thể tìm thấy một sự kết nối hay trở về
Khổ 4: Nỗi cô đơn, lẻ loi trong thân phận thiếu quê hương trên chính quê hương.
* Cảm xúc: Nỗi buồn, nỗi sầu là đặc trưng của Thơ mới:
- Đây là nỗi buồn có nguyên cớ từ đặc điểm tâm hồn, đời sống xã hội bấy giờ. Đó là nỗi buồn nhân thế, nỗi buồn thời cuộc. Nỗi buồn tất yếu khi nhà thơ đa sầu đa cảm ý thức được thân phận và cảnh ngộ của đất nước.
* Cảm hứng: Bức tranh thiên nhiên được quan sát bằng cảm hứng vũ trụ:
- Không gian mở rộng dưới mọi chiều kích (điệp điệp, song song), (nắng xuống, trời lên, sâu chót vót/ Sông dài, trời rộng, bến cô liêu)
- Chữ "đùn" thể hiện sự vận động của thiên nhiên với nội lực tiềm tàng mãnh liệt, gợi không gian hùng vĩ, tráng lệ.
* Thi liệu hiện đại:
- Nhà thơ đã làm mới những thi liệu xưa: "thuyền về nước lại": thuyền nước không gắn bó như thơ xưa mà vận động trái chiều, gợi sự tan tác, chia lìa.
- Nhà thơ sáng tạo thi liệu mới mẻ: củi một cành khô lạc mấy dòng.
* Từ ngữ mới lạ, độc đáo: "buồn điệp điệp", "sâu chót vót", "dợn dợn"
* Sử dụng thủ pháp:
- Phủ định để khẳng định, nhấn mạnh sự trống trải, lạnh lẽo: "Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều" có nhiều cách hiểu (đâu đó, đâu có, đâu còn...), dù hiểu theo cách nào thì đều gợi sự cô liêu, vắng vẻ, quạnh hiu.
- Dùng không để nói có: không chuyến đò, không cầu, không khói hoàng hôn,...=> Điều có ở đây là niềm khao khát một sự gắn kết, sum vầy, trở về trong tình quê ấm áp...
III. Kết luận