Tràng Giang: Phân tích 2 khổ cuối

68 1 0
                                    


c, Luận điểm 3: Khung cảnh sông nước bao la:

"Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng;

Mênh mông không một chuyến đò ngang.

Không cầu gợi chút niềm thân mật,

Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng."

- Hình ảnh cánh bèo trong "bèo dạt về đâu" gợi sự tan tác, chia lìa. Cánh bèo như mang thân phận con người: lạc loài, trôi nổi. Đó là hình ảnh của số phận con người "hàng nối hàng" không biết đi về đâu trong xã hội cũ khi chưa có cách mạng về.

=> Cảm giác cô đơn khiến nhà thơ càng muốn tìm đến một sự gần gũi, một sự kết nối.

- Nghệ thuật phủ định để khẳng định: "Mênh mông không một chuyến đò ngang"; "Không cầu gợi chút niềm thân mật" càng thấm thía sự đơn độc, bơ vơ. Chiếc cầu, con đò bắc nối đôi bờ là biểu hiện sự gắn kết của con người với cuộc sống, thường gợi về sự tấp nập gần gũi và gợi nhớ quê hương. Nhưng ở đây "không một chuyến đò" đi qua, không một chiếc cầu bắc nối đôi bờ, nghĩa là tuyệt nhiên không một dấu vết của sự sống hay một cái gì đó gợi về tình người muốn gặp gỡ lại qua giữa đôi bờ hoang vắng. Hai bờ sông cứ thế chảy dài về phía chân trời xa như hai thế giới cô đơn, xa lạ không bao giờ gặp nhau, không chút niềm thân mật của những tâm hồn đồng điệu.

- "Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng". Bức tranh thật đẹp nhưng tĩnh lặng, buồn đến nao lòng.

=> Khổ thơ thứ ba là bức tranh gợi về số phận nổi trôi, bơ vơ, bất hạnh, vô định của kiếp người trong xã hội cũ và tô đậm hơn khát khao mãnh liệt về sự đoàn tụ, sum vầy của con người.

d, Luận điểm 4: Tâm sự sâu kín của thi nhân về tình yêu quê hương đất nước:

"Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.

Lòng quê dợn dợn vời con nước,

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà."

- Bức tranh thiên nhiên bao la, kì vĩ. "Mây" trắng trên cao hết lớp này đến lớp khác khi ánh mặt trời chiều chiếu vào trông như quả núi dát bạc. "Đùn" diễn tả những đám mây và cũng là nỗi sầu tự mở ra, liên tiếp như có một sức đẩy từ bên trong

=> Câu thơ dựng lên được một hình ảnh đẹp như một bức tranh sơn mài cổ điển.

- Cảnh thật hùng vĩ tráng lệ nhưng đối lập với cái hùng vĩ ấy là hình ảnh cánh chim nhỏ bé đơn côi đang "nghiêng cánh nhỏ". Bóng chiều buông xuống đè nặng lên cánh chim bé nhỏ, lạc lõng giữa bầu trời rộng thênh thang.

=> Cánh chim như chở nặng nỗi niềm thi nhân hay chính là hình bóng thi nhân đang lạc lõng, bơ vơ giữa vòng xoáy cuộc đời.

- Thi sĩ gọi tâm hồn mình là "lòng quê". "Lòng quê dợn dợn vời con nước", "dợn dợn" nghĩa là đầy lên, trào dâng lên trong tâm hồn (sáng tạo của Huy Cận). Có một nỗi niềm bâng khuâng, cô đơn của "lòng quê" đang "dợn" lên trong tâm hồn thi nhân. Đó là nỗi lòng nhớ thương quê hương khi đang đứng giữa quê hương mình nhưng quê hương đã không còn. Đây là nét tâm trạng chung của các nhà Thơ Mới lúc bây giờ.

Văn ôn thi Đại họcNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ