Nhà văn Nhật Bản Haruki Murakami trong quyển sách "Sau nửa đêm" đã nói rằng: "Con người chúng ta có thể dùng kí ức làm nhiên liệu để mà sống". Và, cũng có thể nói, nếu có một hợp chất mang tên "thơ ca" trong cuộc đời, thì những nguyên tố cấu tạo nên hợp chất ấy chính là tình cảm mãnh liệt và tài hoa mà người nghệ sĩ đã gửi gắm. Xúc cảm và nỗi nhớ - dù hiện về vẹn nguyên hay được ví như điều gì, thì nó vẫn luôn êm dịu, tha thiết và hòa điệu, như những ý, những tình sâu đậm mà thi sĩ Quang Dũng đã gửi vào "Tây Tiến". Và qua khổ thơ sau ta không chỉ cảm nhận được rõ hơn nỗi nhớ sâu nặng của Quang Dũng (mà còn thấy đc cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng đc bộc lộ qua bài thơ- nâng cao)
"Sông Mã xa.....
...............nếp xôi."Vào một đêm cuối năm 1948, tại Phù Lưu Chanh - cái làng nhỏ nằm ven bờ con sông Đáy hiền hòa thơ mộng, Quang Dũng bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm thời Tây tiến.Trong lúc ấy, ông đã "xuất thần trên đầu ngòi bút" viết lên bài thơ "Tây tiên",đã khắc học thành công bức chân dung những người lính hào hoa, thanh lịch nhưng rất đỗi hào hùng trên nền thiên nhiên Tây Bắc dữ dội và mĩ lệ. Và ngay từ câu thơ đầu tiên, ta đã cảm nhận đc sâu sắc nỗi nhớ da diết của nhà thơ:
"Sông Mã xa rồi TT ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi"
Nhớ về TT, QD nhớ về hình ảnh SM đầu tiên bởi nó như 1 chứng nhân lịch sử, 1 ng bạn đồng hành vs những ng lính ngay từ những ngày đầu, đã dõi theo cả cuộc hành trình, chứng kiến bao khó khăn, hi sinh, mất mát. Thế nhưng, h nó đã "xa rồi", đã trở thành 1 thời đã qua, ko thể khứ hồi.Nhịp thơ 4/3 kết hợp vs vần "ơi" cùng dấu chầm cảm khiến cho câu thơ như ngân dài ra, làm cho nỗi nhớ thêm phần da diết, vô tận. Để rồi sang ct thứ 2, nỗi nhớ ấy đã lan rộng ra khắp cả núi rừng:" Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi". Đến ct thứ 2 nỗi nhớ da diết của QD ms đc bộc lộ qua từ "nhớ", nó như 1 cái la bàn dẫn độc giả đến miền thương miền nhớ mà nhà thơ gửi gắm nơi miền Tây sơn cước. Đi cubgf nó là từ láy" chơi vơi" dường như mang 1 cảm giác thật mơ hồ nhưng lại da diết, đầy tràn và vương vấn trong tim. Hai ct mở đầu ngắn gọn nhg ng đọc đã cảm nhận đc nỗi nhớ đang trào dâng mãnh liệt trong lòng nt về tháng năm TT đẹp đẽ, oai hùng
Tiếp đó, QD đã đậm tô nét bút từ hiện thực khắc nghiệt, cảm hứng lãng mạn và nỗi nhớ thương, khắc họa 1 btr thiên nhiên miền Tây vừa hoang sơ, hiểm trở vừa thơ mộng trữ tình:
"Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi"
Mở đầu xh hình ảnh "Sài Khao", "Mường Lát" là những địa danh ở miền núi phía Tây Bắc. QD ko mtả thẳng cái hoang vu, khắc nghiệt của 1 vùng núi rừng hoang dã, song đọc ct, ai cx hiểu vs những chàng trai tri thức Hà thành thì những địa danh này là vô cùng xa lạ và bản thân nó thôi cx đã gợi ra biết bao khó khăn, gian khổ mà họ phải đối mặt. Không chỉ vậy, ct " SK sg lấp đoàn quân mỏi" gây ấn tượng vs ng đọc bởi cách ngắt nhịp 4/3 khiến trọng tâm câu thơ rơi vào đtừ "lấp" cuối cùng dừng lại ở từ "mỏi" và ngay lập tức hiên lên trong tâm tưởng của họ 1 TB thật khắc nghiệt! Những ng lính phải đương đầu vs vô vàn khó khăn trên 1 địa bàn xa lạ, hiểm trở. Đã thế còn bị che lấp bởi những màn sương dày đặc, lạnh lẽo, khó khăn chồng chất khó khăn khiến cho họ "mỏi" về thể chất và sức khỏe và tg chừng như họ sắp gục ngã.Nhưng ko,âm điệu bài thơ bỗng trở nêm nhẹ nhàng bởi 1 câu thơ nhiều thanh bằng
"Mường Lát hoa về trong đêm hơi" .Nt Lưu Trọng Lư đã từng nói:"Một câu thơ hay là 1 ct có nhiều sức gợi.". Và ở đây, QD thật tinh tế khi sd từ "hoa" vs nhiều ý nghĩa, gợi cho ng đọc biết bao liên tưởng. Đó có thể là hình ảnh của trăm ngàn loài hoa miền Tây ẩn hiện qua ánh lửa bập bùng hoặc cx có thể là khi ng lính hành quân trong đêm sương vs bó đuốc trên tay giống như những bông hoa đỏ thắm sưởi ấm giữa màn đêm lạnh vắng. Dù hiểu thao nghĩa nào thì qua con mắt đa tình của những ng lính TT, hiện thực khắc nghiệt của núi rừng bỗng nên thơ lãng mạn. Qua đó, ta ko chỉ thấy đc sự vất vả, nhọc nhằn của những người lính mà còn cảm nhận đc tâm hồn lãng mạn, bay bổng của họ.
Tiếp đó, trên nền hiện thực ấy, QD đã vẽ ra 1 btr TN hoang vu và heo hút bằng những câu thơ tuyệt bút góp phần làm tỏa sáng vẻ đẹp của những ng lính trẻ:
"Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao,ngàn thước xuống
Ở đây, QD đã huy động 1 loạt các từ láy "khúc khuỷu", " thăm thẳm"," heo hút" thành công miêu tả được sự gồ ghề, gập ghềnh, gân guốc của dốc núi, cái cao chạm đếm cồn mây của núi đồi cùng sự hoang vắng, côi cút của thiên nhiên Tây Tiến.Không đặt tay gảy phím đàn nhưng trong thơ của QD lại vang lên những thanh âm hào hùng, dữ dội đã đc tác giả hòa vang vào điệp từ "dốc" và sự phối hợp năm thanh trắc "dốc", "khúc", "khuỷu", "dốc", "thăm thẳm" trong một câu thơ vỏn vẹn bảy chữ. Câu thơ chia thành hai vế với nhịp ngắt 4/3 đã vẽ ra một bức tranh với những dãy núi cao trùng điệp trập trùng đường lên, những triền dốc hun hút đường xuống,gắt gỏng với bước chân đi qua nó, tạo ra cửa ải thử thách tinh thần của người chiến binh. Không chỉ vậy, sử dụng phép đối trong câu thơ: "Ngàn lên cao, ngàn thước xuống", đối "lên cao" với " xuống" cùng dấu phẩy ngăn cách đã bẻ gãy nhịp câu thơ một cách đột ngột và tạo thành 2 vế đối lập nhau. Thế núi bây giờ cao và nguy hiểm đến khủng khiếp, dốc vút lên cao rồi đổ xuống ngay lập tức gần như thẳng đứng, nhìn lên thì cao vút còn nhìn xuống thì sâu thăm thẳm. Một độ cao đến chóng mặt và nguy hiểm.
Để rồi trong cheo leo, hiểm trở ấy lại hiện ra hình ảnh tuyệt đẹp "súng ngửi trời". Ngôn từ là tinh hoa quý giá nhất của ng làm thơ. Người làm thơ cx giống kẻ làm vườn vậy, phải chăm chút sao cho vườn hoa ngôn từ của mình nở ra những bông hoa đẹp nhất.Vs ý niệm ấy, từ "ngửi" xứng đáng là tinh hoa, là " nhãn tự" của câu thơ. Chữ " ngửi trời " đã khiến câu thơ trở nên hóm hỉnh, tinh nghịch nhưng ko kém phần hòa hoa của những ng lính Hà thành. Câu trên nặng nhọc, gấp gáp, câu dưới nhẹ nhàng bay bổng. Ấy là lúc những người chiến sĩ chiễm lĩnh tầm cao của núi đèo vượt qua mọi khó khăn, thử thách, bóng dáng các anh lồng lộng giữa gió trời, tầm vóc ngang ngửa với vũ trụ, hiện lên thật đẹp như những ct mà TH đã miêu tả:
" Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo
Núi không đè nối vai vươn tới
Lά ngụy trang reo với gió đèo"
("Lên Tây Bắc")
Song ở câu thơ của QD, người lính thật hồn nhiên và lãng mạn, vừa khái quát vừa giàu ý nghĩa tượng trưng.
Bên cạnh cái hiểm trở hoang sơ, ta cx thấy đc vẻ đẹp trữ tình nơi núi rừng:
" Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi"
Nếu như 3 ct trên sd rất nhiều vần bằng để diễn tả sự dữ dội của núi rừng thì đến đây tác giả lại sd toàn vần bằng gợi ra cảm giác mênh mang bâng khuâng. Trên chặng đường hành
quân, trong giây phút nghỉ ngơi hiếm hoi, họ phóng tầm mắt ra xa và bắt gặp hình ảnh những mái nhà của đồng bào dân tộc thiểu số như đang bồng bềnh, đang trôi giữa mưa rừng, sương núi. Hình ảnh ấy đẹp như 1 bức thủy mặc và chính vẻ đẹp đó đã hút hồn những chàng trai Hà thành, khiến họ tạm quên đi những gian khổ thực tại, tiếp tục ý chí, động lực bảo vệ quê hương, đất nc.
Trong khi thơ ca thời kì này vẫn trốn tránh những hi sinh, mất mát thì QD lại dám nhìn thẳng vào những tổn thất tất yếu của cng trong CT tàn khốc:
"Anh bạn dãi dầu ko bước nz
Gục lên súng mũ bỏ quên đời"
Từ láy "dãi dầu" giúp ng đọc cảm nhận đc biết bao khó khăn mà ng lính TT phải trải qua. Những khó khăn ấy đã bào mòn sức lực của họ và trong số họ đã có người mãi mãi nằm lại nơi núi rừng miền Tây. Nhưng khi nhắc đến sự hi sinh của đồng chí, đồng đội mình, nhà thơ đã sd nghệ thuật nói giảm nói tránh" ko bước nx","bỏ quên đời" qua đó thì dường như họ chỉ đang trải qua 1 giấc ngủ nhưng ta hiểu rằng không ai trong số họ sẽ trở dậy nx.Bằng bút pháp lãng mạn, QD đã xoa dịu cái bi, khiến cho sự hi sinh ấy mang đậm màu sắc bi tráng.
Vượt qua những triền dốc, người lính tiếp tục đối mặt vs những hiểm nguy đang rình rập:
"Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu ng"
QD đã chọn ra 2 mốc thời gian " chiều chiều" và "đêm đêm" đây là thời điểm mà chốn rừng núi bộc lộ rõ nhất sự rùng rợn, hiểm nguy. Những âm thanh" thác gầm thét", "cọp trêu ng" giúp ta cảm nhận đc 1 TN đầy hoang sơ, mênh mông và man dại. Cách ns" cọp trêu ng" 1l nx giúp ta cảm nhận đc tinh thần lãng mạn yêu đời của những ng lính, họ bất chấp tất cả, vượt qua tất cả vì đất nc, vs tinh thần "quyết tử cho TQ quyết sinh"
QD đã vô cùng thành công khi khắc họa một TN TB khắc nghiệt, dữ dội nhưng cx vô cùng thơ mộng, cùng hình tượng những ng lính trẻ hào hoa lãng mạn nhưng ko kém phần hào hùng, hiên ngang. Và để thành công truyền tải nội dung ấy, QD đã sd nhiều BPNT đặc sắc, ngôn ngữ giàu hình ảnh, từ hán việt,... Mà nổi bật nhất là cảm hứng lãng mạn và bút pháp bi tráng.
Qua vc miêu tả TN TB vùng hình tượng người lính ta không chỉ choáng ngợp trc TN nơi đây mà còn cảm phục những ng lính trẻ. Có nhà phê bình cho rằng: " Văn học nằm ngoài mọi sự băng hoại. Chỉ riêng nó ko chấp nhận quy luật của cái chết". Thật vậy, bt"TT" vx sống mãi trong lòng ng đọc đến tận ngày nay.