Kinh kịch, hí khúc I

105 3 2
                                    

Xin lỗi đã để mọi người đợi lâu về phần mới 😅 đợt trước dịch thì ôn thi và chuẩn bị đón Tết, trong và sau dịch thì lại học và ôn tập cho kì thi. Năm sau thi ĐH nên thời gian cũng không thể gọi là dư dả để update cho mọi người. Hôm nay lên hứng nên mình quyết định gom góp thêm hai phần, là: Kinh kịch và trà đạo. Sẽ update dần dần.
Dạo này mình đang theo dõi bộ Bên tóc mai không phải hải đường hồng, trước đó còn có Bá Vương Biệt Cơ. Hai bộ này về kinh kịch, làm mình đã thích nay còn đam mê, cố tìm hiểu chút về khoản này. Nếu có sai sót, mong mọi người giơ cao đánh khẽ, chỉ cho mình điểm sai cách sửa.
Chân thành cảm ơn mọi người đã tiếp tục ủng hộ mình đến tận bây giờ! 😊

------------------------------------

1. Kinh kịch là gì? Như thế nào? Trong giai đoạn phát triển?: mời mọi người đọc thử bài báo trong link này, có thể học hỏi không ít!

https://www.google.com.vn/amp/s/tiengtrunganhduong.com/tim-hieu-ve-nghe-thuat-kinh-kich-trung-quoc.amp.htm

- 1883-1918: giai đoạn bước vào thời kỳ hoàn thiện của Kinh kịch.
- 1851-1861: bắt đầu được biểu diễn trong cung.
(Còn các mốc thời gian điểm nhấn khác, mọi người có thể đọc thêm trong link dẫn trên)

2. Kiểm phổ: mặt nạ trong kinh kịch.
    - Màu sắc chính được dùng trong kinh kịch: màu đỏ – tính cách trung thành nhất mực; màu trắng – tính cách gian trá, độc ác; màu xanh dương – tính cách kiên cường, dũng cảm; màu vàng – đại diện cho Thần Phật.
   
    - Một số kiểm phổ chỉ đơn thuần dùng tay chấm màu vẽ và bôi nhẹ lên mặt, không cần dùng bút kẻ các đường nét, ví dụ như trong các tuồng Võ hí, diễn viên đóng các vai anh hùng đều áp dụng cách vẽ này.

    - Những tướng võ thông thường đa số đều phải vẽ mặt, nghĩa là dùng dầu trang điểm pha trộn các màu sắc khác nhau và vẽ lên mặt, màu sắc đậm nhạt, vòng mắt to nhỏ, lông mày thẳng hoặc cong, hoa văn biến hóa, lực vận bút mạnh nhẹ đều phải tuân theo chuẩn mực quy định, không được sơ suất; vai gian thần thì phải dùng mạt kiểm (mặt bôi, dùng tay bôi màu lên mặt) – lông mày được bôi đậm thêm, mắt vẽ hình tam giác, và vẽ thêm hai đường vân gian ác (giống như chân ruồi), bôi phấn lên mặt sao cho cả mặt có màu trắng xóa giống như bộ mặt giả, không được để lộ bộ mặt thật ra ngoài.

    - Kiểm phổ thể hiện tính cách, ví dụ như mặt đỏ thể hiện tính cách trung liệt, dũng cảm, chính nghĩa; mặt đen biểu thị sự thô bạo, hung dữ; mặt xanh dương biểu thị sự ngoan cường, dũng mãnh; mặt trắng biểu thị sự gian xảo, nham hiểm; “mặt đậu phụ” biểu thị sự a dua, nịnh bợ…

    - Để biểu thị quan hệ huyết thống: nhân vật cha con trong kịch sẽ được vẽ mặt cùng một màu, cách vẽ và hình vẽ sẽ to nhỏ khác nhau.
    - Để biểu thị thân phận:
      + Nhân vật được vẽ màu vàng kim hoặc màu bạc không là tiên thì cũng là Phật.
      + Nhân vật được vẽ hình rắn, sâu bọ, cá, tôm thì chắc chắn sẽ là thủy quái hoặc sơn yêu.
      + Khuôn mặt lộ vẻ uy nghiêm đa phần là trung thần hoặc hiếu tử.
      + Mặt vẽ màu xanh lá hoặc xanh dương đều là những bậc anh hùng xuất thân trong tầng lớp nhân dân.
      + Vẽ “mắt eo”, “mày dùi cui” (nghĩa là ở giữa thô, phía dưới có hình tròn nhọn, phía trên rất nhọn, lông mày ngắn có hình dạng như chiếc dùi cui) cho nhân vật hòa thượng.
      + Kiểm phổ có mắt đen với vòng mắt nhỏ, miệng nhỏ chắc chắn sẽ là thái giám cung đình.
      + Bôi “miếng đậu phụ” màu trắng ở ngay giữa sống mũi đều là những vai phụ xuất hiện để chọc cười mua vui trong kịch.

3. Một trong những vở kịch được đánh giá hấp dẫn và hay nhất là "Bá Vương Biệt Cơ".

4. Loạn Đạn: là một hình thức diễn hát ra đời vào thời hí khúc hoa bộ thịnh hành vào đời Thanh, thâu tóm sự tinh túy trong hơn trăm năm phát triển của đủ loại hát kịch truyền thống địa phương từ thời Khang Hy đến tận những năm cuối Đạo Quang. Loạn Đạn là một hình thức trình diễn không bị bó buộc quy phạm, nghĩa của mỗi màn diễn phải áp dụng vào tình huống thực tế mới có thể phân biệt lý giải, thế nhưng bất luận là hàm ý hoặc tôn xưng đều có sự khác biệt rõ rệt với Côn khúc.

5. Tiếng trống Tần Xoang: Tần xoang là một loại hình hát diễn cổ xưa nhất của dân tộc Hán, khởi nguyên từ thời Tây Chu (phổ biến tại khu vực Kỳ Sơn, Bửu Kê thuộc tỉnh Thiểm Tây còn gọi là đất Tây Kỳ xưa, kéo dài đến tận Phượng Tường, xưa là Ung Thành). Loại hình nghệ thuật này đạt đến đỉnh cao vào thời Tần, lưu hành khắp các vùng Thiểm Tây, Cam Túc, Thanh Hải, Ninh Hạ, Tân Cương… trong đó Tần xoang của Bửu Kê là bảo tồn được nhiều khẩu âm cổ xưa nhất.


6. Lê viên: Lê viên là một cách gọi khác của gánh hát. Trong lịch sử, Lê viên vốn là nơi Hoàng đế thời Đường vui chơi giải trí, những hoạt động ở đó bao gồm cả kéo co, chơi bóng…

Sau Đường Huyền Tông tự mình viết kịch “Đạo điều pháp khúc”, từng tuyển chọn hơn ba trăm đào kép đến ca vũ tại Lê viên. Từ đó hậu nhân xưng gánh hát là Lê viên, gọi diễn viên hát hý khúc là ‘Lê viên tử đệ’. Có đôi khi kinh kịch cũng được liệt vào Lê viên.

7. Bước vào thế kỉ 20, Trung Quốc chịu ảnh hướng của văn hóa nước ngoài, từ đó mà nổi lên những môn nghệ thuật mới như kịch nói, ca kịch, vũ kịch mà trong đó kịch nói là nổi bật hơn cả.

8. Hí khúc Trung Quốc bắt nguồn từ thời nhà Tần – Hán.
  - Ngũ đại Hí khúc: năm nhánh hí khúc lớn nhất của Trung Quốc: Kinh kịch, Việt kịch, Hoàng Mai kịch, Bình kịch và Dự kịch. Kinh kịch là đại diện tiêu biểu nhất.

9. Có bốn loại vai trong Kinh kịch:  “đán”, “sinh”, “tịnh”/ “hoa liễm” và “sửu”.
- Vai nữ được gọi là đán, rồi chia nhỏ ra thành thanh y, hoa đán, lão đán, võ đán...
- Vai nam thì gọi là “sinh”, rồi lại chia ra thành tiểu sinh, lão sinh, võ sinh...
Trong đó, hoa đán hay tiểu sinh là nhân vật trẻ tuổi, lão đán hay lão sinh thì lớn tuổi hơn, còn võ đán và võ sinh là nhân vật có thể đánh võ. Đó là phân theo độ tuổi hoặc xuất thân.

10. Những nhân vật mang tính hài hước, trên mặt phần mũi tô trắng, và được gọi là “tiểu sửu”. Những người trung thành, anh dũng sẽ được tô đỏ như Quan Vũ, những kẻ gian dối hung dữ sẽ tô trắng như Tào Thào, những ai cương trực, thẳng thắn sẽ được màu xanh lam biểu hiện như Đậu Nhĩ Đôn, còn đen là cho những vị công chính liêm minh như Bao Chửng...

11. Giai điệu chính của Kinh kịch là Tây bìNhị Hoàng.

12. Kinh kịch là môn nghệ thuật kết hợp hài hoà giữa hát, đọc, làm và đánh:
       - Hát, là chỉ dựa vào một làn điệu nhất định nào đó để biểu diễn.
       - Đọc, là phần tự bạch hoặc đối thoại trong Kinh kịch.
       - Làm, chỉ thông qua động tác hoặc nét mặt để biểu diễn.
       - Đánh, là dùng võ thuật hoặc điệu múa đã được biến hóa để biểu diễn.

Từ Điển Hán Việt [Viết truyện cổ trang và hiện đại]Where stories live. Discover now