34.

3.6K 220 5
                                    

Chương 34: Anh vốn kẻ cuồng công việc.

Phiên dịch viên tiếng Nhật hôm nọ gửi nhận xét đến rất đúng hạn, bản dịch của dịch giả Dã Sinh trên Tieba cực kỳ kém chất lượng, dịch sai dịch sót chỗ nào cũng có. Hồng Đồ xem điểm này là một lợi thế, từ tối yêu cầu trả tiền nhuận bút cho Dã Sinh.

Mặt khác, theo luật mà nói công ty sẽ cần phải thanh toán tiền nhuận bút cho dịch giả khi sách lên thị trường được ba tháng, nhưng sự việc này xảy ra khi sách mới lên kệ được hai tháng, Hồng Đồ vẫn chưa trả tiền nhuận bút cho dịch giả nọ, nói chung vừa hay tiết kiệm được một khoản.

Bão táp tên Internet cơ bản đã được dẹp êm, chủ biên cũng không có ý định tiếp tục truy cứu trách nhiệm của dịch giả nữa, sự việc đến đây cũng coi như kết thúc.

Xong việc, chủ biên gọi Bạch Tư Quân vào hỏi thăm tiến độ viết sách của Mai Vũ Sâm. Anh nhẩm tính một lúc, kỳ hạn ba tháng trước đây chủ biên giao cho anh đã sắp đến, tuy anh biết mình sẽ không bị sa thải, nhưng nghĩ đến "tiểu thuyết yêu đương ngu ngốc" Mai Vũ Sâm viết ra kia, vẫn thấy hơi chột dạ.

"Thế là tác phẩm mới của cậu ta đã hoàn thành được 80%?" Chủ biên hỏi.

"Đúng, hiện giờ chỉ còn thiếu đoạn kết." Bạch Tư Quân trả lời.

"Nội dung đại khái thế nào?"

Bạch Tư Quân nói sơ về cốt truyện trò chơi tình ái bị giam nhốt tuần hoàn cho chủ biên, lược bớt đi mấy đoạn yêu đương dài dòng. Anh còn nói phòng hờ: "Tiểu thuyết mới này của Mai Vũ Sâm có hơi khác biệt so với phong cách trước giờ, có khả năng khi tuyên truyền phải làm kĩ một chút."

"Tuyên truyền là chuyện sau này." Chủ biên đáp, "Cậu ta viết ra được là tôi đã tạ trời tạ đất lắm rồi."

"Vâng..." Bạch Tư Quân phụ họa đại theo.

"Đúng rồi," Chủ biên chuyển đề tài, "Cậu có ý kiến gì với Tuyển tập văn hào Nhật Bản không?"

Bạch Tư Quân sững sờ: "Tôi?"

Tuyển tập văn hào Nhật bản vốn là một series Hồng Đồ dự định quảng bá trong vài năm tới. Nhật Bản là quốc gia có nhiều giải Nobel văn học nhất châu Á, các tác phẩm đến từ xứ hoa anh đào này có ảnh hưởng khá sâu rộng trong thị trường văn học quốc nội.

Theo quy định của "Công ước Berne", tác giả của một tác phẩm văn học được hưởng bản quyền đối với tác phẩm của mình trong suốt cuộc đời và năm mươi năm sau khi mất. Mặt khác, sau năm mươi năm khi tác giả mất, bản quyền của tác phẩm sẽ được mở rộng ra toàn thế giới, bất kỳ nhà xuất bản cũng có thể xuất bản.

Công ước Berne: Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học nghệ thuật, còn được gọi ngắn gọn là Công ước Berne được ký tại () năm , lần đầu tiên thiết lập và bảo vệ giữa các có chủ quyền. Nó được hình thành sau các nỗ lực vận động của . Trước khi có công ước Bern, các quốc gia thường từ chối quyền tác giả của các tác phẩm ngoại quốc. Ví dụ, một tác phẩm xuất bản ở một quốc gia được bảo vệ quyền tác giả tại đó, nhưng lại có thể bị sao chép và xuất bản tự do không cần xin phép tại quốc gia khác.

[ĐM] Ghi chép nghỉ việc của biên tập viên - Không CúcNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ