55.Nhân vật cuối cùng ( End )

2.5K 165 30
                                    

Đám giỗ ở miền Tây luôn luôn làm cho Minh Triệu thắc mắc, họ thậm chí có thể đãi tiệc ba ngày ba đêm. Lúc đầu Minh Triệu cũng không biết vì sao người miền Tây lại ăn giỗ lớn đến vậy, cho đến khi đích thân tham dự liền thay đổi chủ kiến trước đây.

Tuy nói xã hội bây giờ ngày càng hiện đại, ở tỉnh lẻ cũng không ít những khu công nghiệp mọc lên như nấm. Người dân sống ở đó cũng không còn đi bằng xuồng, bằng ghe. Việc họ có biệt thự mua xe hơi cũng dễ dàng như người Sài Gòn thôi, có người thậm chí còn giàu có gấp mấy lần cái được gọi là giám đốc công ty này, công ty nọ.

Tuy nhiên nghề làm nông vốn là nghề truyền thống, ở miền Tây có 10 hộ gia đình cho đến hiện tại cũng sẽ có khoảng 4 đến 5 hộ làm nông. Chính bởi vì công việc đồng án vất vả, ở dưới quê lại không có nhiều nơi tập trung vui chơi giải trí như Sài Gòn. Chính vì vậy khi có bất cứ tiệc tùng gì đó, họ cũng sẽ ăn rất lớn. Đó là một hình thức tụ họp những người trong gia đình, gắn kết hàng xóm láng giềng với nhau.

Đám giỗ ba ngày ở miến Tây không có gì hiếm thấy, ngày đầu tiên sẽ là mấy cô mấy dì trong dòng họ cùng với hàng xóm sẽ làm gà, làm vịt, đổ bánh, nấu chè. Nếu như chỗ nào ăn lớn một chút, đàn ông còn giúp vợ làm bê thui, thậm chí là quay cả một con heo lớn. Ngày đầu tiên có thể nói là ngày cực nhất, nhưng cũng là ngày vui nhất.

" Bởi tui nói với mấy bà nha, đừng có bao giờ khinh thường người khác. Hồi xưa nhà họ còn được chính quyền liệt vào hộ nghèo cơ đấy, bây giờ con bé Kỳ Duyên ở Sài Gòn mua được nhà, mua được xe, đúng là đổi đời thật rồi " Dì tư gần nhà của Kỳ Duyên nhất trong số họ, nên tin tức gì bà ấy cũng là người nắm đầu tiên.

" Mấy bà nói thử xem, Sài Gòn có phải là cái mỏ vàng không? Ai lên đó cũng giàu có, bọn mình ở dưới quê làm mấy chục năm không bằng họ " Người phụ nữ ở bên cạnh đang bận đổ bột chiên bánh, cũng không quên thêm vài chuyện góp vui.

Chính vì mấy lời đồn đại kiểu này, nên ai nấy đều muốn lên Sài Gòn lập nghiệp. Đúng vậy, nơi đó là cái mỏ vàng, nhưng quan trọng là có dụng cụ để đào hay không? Có biết vị trí để đào hay không? Có kiên trì đến cuối cùng khi đào lên mấy chục lần đều là cát đá vụn. Giống như Kỳ Thư năm xưa lên Sài Gòn không lâu gặp được Chí Thành, bi kịch nói đến là đến. Cũng không ít thanh niên lên đó lập nghiệp, thiếu kiến thức thiếu kinh nghiệm liền ôm về một đống nợ cho gia đình trả hộ. Sài Gòn mà dễ ăn như vậy, cả cái Việt Nam này những thành phố khác và tỉnh lẻ đều không có người sinh sống nữa.

" Con tôi lên đó gần mười năm, nhà còn phải thuê, xe cùng lắm là được một chiếc tay ga. Nhà chung cư, xe oto cũng không biết có phải tự mua không? "

Trên toàn lãnh thổ Việt Nam này, mỗi vùng miền đều có một đặc trưng riêng. Nhưng có một thứ không bao giờ là riêng biệt của bất cứ nơi nào, đó chính là cái miệng của mấy bà hàng xóm nhiều chuyện này đây. Chẳng lẽ làm tiệc lại mời hết trừ bã ra, có điều sự có mặt của bã đúng là làm người ta cụt hứng.

" Dì Liên nói đúng đó, con đâu phải khi không chân ướt chân ráo mà lên Sài Gòn tranh được mỏ vàng với người ta. Có đại gia bao nuôi mấy năm đầu, cho nên từ đó phất luôn " Tính là không nói rồi, nhưng đi ra nhà sau lấy nước cho Minh Triệu uống, nghe bà thím này nói liền nhịn không được.

[ Triệu Duyên ] Bà Chủ, Có Khách Đến!Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ