2. Cốc trà sữa vị dâu

937 109 61
                                    

vào ngày anh nhìn thấy vết máu ở khoé mắt em đẹp như tiểu hành tinh cách Trái đất ba vạn năm ánh sáng.

...

Bố của Mina không bị ngộ độc ethanol mà bị viêm phần phụ, có hiện tượng xoắn ruột già nhưng chưa có dấu hiệu hoại tử, ca mổ được sắp xếp nhanh chóng với bác sĩ phẫu thuật để mổ nội soi ngay sau hai mươi phút.

Rikimaru là phụ mổ. Anh ở trong phòng phẫu thuật ba tiếng, lúc rời đi đã là hơn nửa đêm, bụng đánh lô tô một vòng ọc ạch. Rikimaru đi dọc hành lang về phòng nghỉ chung của khoa Cấp cứu, anh nhớ là trong ngăn tủ thứ tư hàng thứ hai vẫn còn một đống mì tôm mà bác sĩ Byun khoa Ngoại mới mua hôm nọ rồi chia cho bác sĩ nội trú mỗi người hai lăm hộp.

Mì tôm mấy hộp thì ít, chứ mười mấy bác sĩ nội trú, mỗi người hơn hai chục hộp thì nhiều.

Rikimaru không nhớ được ai đã nói với anh rằng bác sĩ Byun là con trai của chủ tịch quỹ Y tế, có bạn trai là giám đốc một công ty nào đó chuyên về đào tạo idol, nhà ở trung tâm thành phố, đi làm bằng xe May Bach, còn đeo đồng hồ tới mấy chục ngàn đô, nói chung là con nhà siêu giàu nhưng cũng siêu giỏi, mấy ai mà tốt nghiệp hạng ưu của trường y khoa John Hopkins ở trong cái bệnh viện này.

Rikimaru lại quan tâm hơn việc bác sĩ Byun là tay mổ lành nghề có tiếng, một tháng thực hiện tới tám ca ghép gan và có một nụ cười sáng bừng đẹp mắt ngay cả khi ngồi cùng đám nội trú ăn mì tôm qua bữa khuya trong ngày. Đám nội trú hay bảo bác sĩ Byun thân thiện, giàu mà không kiêu, lại còn thích tào lao ăn uống mấy cái món bình dân cũng không chê bai gì, còn nói vui mồm vui miệng.

Thế đấy, người ta có thể thường xuyên ăn mì tôm vì nhiều lý do, Rikimaru thì chỉ có một, vì không có tiền.

Ngày nộp phiếu nguyện vọng xưa lơ xưa lắc, Rikimaru cũng chỉ vì nghe mấy bà bác ngồi ở quán nước chè đầu xóm kháo nhau về con trai của nhà nọ, mới làm bác sĩ phẫu thuật hai năm đã ngồi trên đống vàng đồng bạc, thế là dứt khoát điền duy nhất trường Y, từ trường Y lớn nhất nước tới trường Y tàng tàng.

Đến lúc bước chân vào cổng bệnh viện từ cái hồi thực tập sinh, chuyển từ khoa này qua khoa khác, gặp đủ thể loại những chuyện bi hài lẫn lộn, Rikimaru mới nhận ra rằng đống vàng đồng bạc ấy mọc lên từ sinh mạng của bệnh nhân, mà đôi khi đánh đổi bằng những lúc vừa mở ổ bụng đã bị máu bắn đầy mặt hay nhìn thấy xuất huyết tràn ra như nước chảy cũng không được phép sợ hãi chút nào.

"Khóc lóc thì có cứu được bệnh nhân à?"

Giáo sư Jung nói với phụ mổ thứ hai như vậy giữa phòng phẫu thuật vào tình cảnh cả hai găng tay y tế bị nhuộm đầy máu trong một ca cắt bỏ khối u dạ dày.

"Bệnh nhân có nên chờ các cô cậu khóc xong rồi mới hạ huyết áp hay ngừng tim không? Ai trả lời được câu hỏi này thì xứng đáng giải Nobel rồi đấy."

Giọng giáo sư Jung không nặng không nhẹ, cũng không quát mắng ai nhưng lại giống như con dao đâm chọc vào lòng theo thời gian dai dẳng.

Rikimaru năm ấy vẫn chưa hiểu lắm, tới lúc chính mình cầm dao mổ lần đầu tiên thì lại nghiệm ra rất nhiều.

Cuộc đời đúng là đôi khi cần phải trải qua mới biết được có vị gì, giống như tới lần thứ mười mấy, hai mấy bị bệnh nhân nôn mửa vào người thì anh cũng chẳng còn cảm giác gì nữa, mà chỉ nghĩ không biết nên giặt áo blouse như thế nào cho sạch hết dơ hầy.

Santa x Rikimaru || Ban ngày vùng cựcNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ