tôi là đứa thương những cái xưa cũ, mặc kệ thời gian mà bám víu vào quá khứ cổ lổ sĩ. tôi chẳng thích mấy bộ đồ đang tạo mốt nổi khắp thành phố. tôi chẳng mê mệt vài ba túi xách hàng hiệu mà đám con gái ngày đêm ao ước. tôi thương cái mộc mạc miền quê, mê đắm vào những món đồ thuở xưa. chiếc túi vải đen thui sờn chỉ, mấy bồ đồ cũ rích của ha eunbyul cho ngày trước, cái giá đỡ tranh đầu tiền tôi mua tuổi 18.chính vì tôi thương những kỷ niệm xưa mà giờ đây ở trước mặt em tôi lại thổn thức. tôi thổn thức trước em năm 10 tuổi và rồi lại lần nữa trước em năm 20 tuổi.
tôi ngỏ ý muốn đưa em về, em dẫn tôi vào một dãy trọ, căn phòng em ở chật hẹp, tối tăm. chính giữa để một cái nệm cỡ nhỏ, đồ đạc quần áo không nhiều, vài ba gói mì còn yên trên bếp. cuộc sống bấp bênh quá em nhỉ.
- chị uống nước lọc đỡ nhé - em nói khi cầm ly nước tới gần tôi.
- em nói đi ca nhưng sao lại ca ở nơi đó hả đó em? - tôi oán trách em một cách nặng nề.
em cười buồn, cúi đầu lầm lũi trong tuyệt vọng.
- đời mà chị. ai giúp mình thì mình theo người ta thôi chị ơi. cái ngày em một mình lên seuol, chân ướt chân ráo nơi đất khách quê người, em có biết cái gì đâu. đêm thì ngủ ở công viên, ngày thì ca rong ngoài phố kiếm miếng cơm. rồi người ta nghe được giọng em, người ta khen em ca hay, rất ngọt, nếu em về ca cho người ta thì sẽ có chỗ ăn chỗ ăn đường hoàn. tuổi trẻ mà chị, mê ca mê hát, nghe được đứng trên sân khấu trong lòng em rạo rực.
- rồi người ta đưa đi làm đào ca mày cũng không biết - tôi nhìn em, xót từng khúc ruột.
- lúc đầu, em bất ngờ lắm, người ta là chủ phòng trà muốn em về ca. khi đó, em nghèo, không tiền, đến chỗ ngủ cũng không có thì từ chối sao được. từ ngày em ca ở đó, khách đông nườm nượp, đêm nào cũng đông kín chỗ ngồi, người ta nói giọng em ngọt mà buồn thê lương. nhờ đó, ông chủ lại ưu ái em hơn, ổng cho em đi tới phòng này phòng kia mà ca. 17 non trẻ, dại khờ, mê ánh đèn sân khấu cũng kệ đó có là phòng trà hay không. tên tuổi em vang danh khắp các phòng trà lớn nhỏ. chẳng cần lên báo chí rầm rộ gì nhưng thấy bản thân vang vọng như vậy, sướng lắm chị.
- ừ, người ta ưu ái em nhưng lại để em ở cái nơi chật hẹp này - tôi mỉa mai đầy cay đắng.
- chị, em bầu. ngày đó ông chủ mở tiệc kỷ niệm phòng trà thành lập năm năm. tiệc tùng, rượu chè thuốc lá. em đâu hay, cứ đứng đó ca, ca mê ca mệt, ca đến nỗi người ta bỏ thuốc em cũng chẳng biết. cũng cái người mang em về. đêm đó, ổng lấy mất sự trong trắng của đời con gái, rồi em bầu chỉ mới 19. ổng chối bỏ, không nhận, lấy cớ em bầu bì không ca được, nuôi tốn cơm nên đá em đi - em kể trong sự nhục nhã, bẽ bàng.
- má nó, thằng chó khốn nạn, thằng súc sinh - người tôi run bần bật, rít lên trong sự giận dữ và thống khổ tột cùng.
em cuối đầu như đang chê cười cho số phận chó má của mình.
- rồi đứa nhỏ đâu?
- chết rồi, sảy thai chỉ vừa qua tháng thứ ba.
tôi im lặng nhìn em co rúm mặt lại, nước mắt ứa ra.
- trong cái nhà tắm đó, mưa lớn nó dột, em trượt té nên sảy thai.
tôi thấy em kéo tay áo, chùi đi vài giọt lăn dài xuống má, cái giọng nghèn nghẹn hỏi thăm tôi:
- mà chị lên đây hồi nào vậy?
- sau em vài tháng, có ông họa sĩ khen chị vẽ đẹp nên muốn đưa chị lên để rèn dạy.
- vậy là quá tốt rồi.
em nói rồi trao cho tôi cái ôm lần nữa. vòng tay bao lấy tấm lưng gầy guộc đó, cõi lòng trầy trật với mối tình đầu vừa đoàn tụ của tôi lại đau nhói xót thương.
phận em sao lận đận thế này? lông ba lông bông với cái nghiệp đào ca rồi lại bụng mang dạ chửa. người đời sao mà đọa đày, xỏ xiên em dữ quá em ơi.