Phần 49:

248 23 0
                                    

Ông nội ra đi thanh thản.

Trước khi mất, ông đã sắp xếp hậu sự chu toàn, bao gồm cả nơi gửi gắm tiền phúng điếu, không nề hà chút nào đến người ở lại.

Nơi đặt linh cữu ở nhà tổ họ Hứa, đây là lần đầu tiên Diệp Thải Quỳ tới đây.

Căn tứ hợp viện ông lưu lại theo kiểu nhà đơn khép kín(*) rất rộng rãi, nghe nói căn kia còn to hơn. Tuy không ngó ngàng tới của cải ông nội, nhưng bệnh nghề nghiệp Diệp Thải Quỳ vẫn trỗi dậy trong tiềm thức ước lượng giá trị của nó.

(*) Nguyên văn 独门独户: độc môn độc hộ, nhà không chung cổng với nhà khác.

Hai căn tứ hợp viện này chỉ e còn cao giá vượt xa ngoài dự kiến của cô.

Diệp Thải Quỳ quan sát cả gia đình, dầu hiện tại mọi người đang chìm trong nỗi bi thương ông nội qua đời, nhưng tình cảm thuộc về cảm xúc, ích lợi thuộc về quyền lợi, đứng trước tiền tài máu người sẽ lạnh, sớm muộn gì cũng sẽ vì tài sản mà nảy sinh tranh chấp.

May rằng ông nội đã soạn di chúc dưới sự chứng nhận của bác sĩ, luật sư, nhân viên công chứng, cùng lắm cự cãi đôi ba câu, chỉ mong tới đó đừng có xảy ra việc gì quá mức, sứt mẻ tình cảm gia đình.

Luật sư chưa xuất hiện và sẽ không khơi vụ này ngay tại đây, mọi người rất tò mò ông nội dự định phân khối tài sản này ra sao.

Dựa theo quy củ, nơi để linh cữu phải đặt ba ngày.

Đám tang của ông tính từ ngày người mất đến hôm đưa tang sáng sớm ngày thứ ba, vì vậy mọi người thường đến viếng vào hôm thứ hai.

Dầu gì cũng là gia tộc máu mặt, khi sinh thời ông là người có địa vị, người tới cúng viếng nối liền không dứt, không chỉ bạn bè, cấp dưới, họ hàng, mà còn có bạn, đồng nghiệp của từng thành viên trong gia đình.

Càng ở thời điểm này càng dễ cảm nhận được chênh lệch giai cấp xã hội.

Con cháu nhà họ Hứa vội vàng tiếp đón nhân viên, đồng nghiệp, thậm chí cấp trêи tới cúng bái, có thể nói đủ phần thể diện. Còn mấy ai không có chí tiến thủ ở nơi công tác thì đứng sang một bên có phần lười nhác.

Ở Trung Quốc, cưới hỏi và ma chay là hai mô hình xã hội thu nhỏ cực đoan nhất, đặc biệt là đám tang, cái chốn liên quan đến mọi mặt khác ngoài chính tiệc.

Diệp Thải Quỳ vẫn luôn quan sát, dễ thấy người có tiếng nói trong nhà nhất là dượng Hứa Dịch Dương, người nắm trong tay một xí nghiệp quốc doanh.

Đây là lần đầu Diệp Thải Quỳ gặp ông ấy, thoạt nhìn là nhân vật vô cùng uy danh. Cô Hứa Dịch Dương trông cũng giống như một người vợ chân chính, dù đã luống tuổi nhưng vẫn thấp thoáng nét hồn nhiên nhờ được trân trọng chở che.

Nghe Hứa Dịch Dương kể, ngoại trừ ông nội, cả nhà cô dượng là những người anh tôn trọng nhất.

Diệp Thải Quỳ tin Hứa Dịch Dương không phải loại nể tình vì người ta là chủ cả doanh nghiệp nhà nước, nhất định có mặt nào đó của nhà họ đáng để Hứa Dịch Dương kính nể.

[Edit-hoàn] Tôi Thấy Ánh Dương Trong Đêm Tối-Cố Từ ViNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ