Chương 2: Gia Hưng/Thu Huyền

5 1 0
                                    


'Gia Hưng' Khi quyết định đặt cái tên này, bố cậu đã khẳng định chắc nịch: Cậu là...cậu phải là người làm hưng thịnh gia đình.


Bố Hưng là hiệu trưởng một trường chuyên quốc tế có tiếng ở thủ đô, quan hệ chính trị trong ngàng giáo dục không ít, tất nhiên đối với ông ta danh tiếng là quan trọng nhất. Hơn nữa, dòng họ nhà cậu có truyền thống giáo dục lâu đời, không làm giáo viên thì cũng cầm trong tay bằng của các trường đại học quốc gia điểm cao ngất ngưởng khiến áp lực học tập đè lên con cháu trong gia đình vô cùng nặng nề.


Ông ấy rất khôn khéo, có chí tiến thủ và nỗi lực không ngừng nghỉ vì sự nghiệp của đời mình. Nhưng cái giá phải trả cho sự thành công rực rỡ đã làm cho con người chân thật và tốt tính ấy bị bóp méo đến biến dạng. Sau khi thành danh, ông dần tha hóa nổi lòng tham, vơ vét và luồng lách, để đứng vững và tiến xa hơn nữa.


Nhưng người đàn ông "thành công" đối với quy chuẩn của xã hội lại không thoát khỏi những quan niệm cổ hủ. Ông ép người vợ cả sinh bằng được một cậu con trai, ghẻ lạnh với 3 đứa con gái của chính mình, gia đình đó không ngày nào hạnh phúc chỉ vì giới tính của con cái. Mà không hạnh phúc thì phải đổ vỡ.


Sau ly hôn, ông nhận nuôi con gái út: Huyền năm ấy mới 4 tuổi. Chỉ sau vài tháng, ông lấy ả bồ nhí về làm vợ, nhanh chóng đưa ả lên làm hiệu phó sau khi sinh Hưng.


Không phải vợ hai nào cũng như dì ghẻ trong chuyện cổ tích, ả ta không chăm sóc Huyền nhưng cũng không bắt nạt. Cả gia đình đó để mặc cô tự lớn lên với những quyển sách trong thư phòng nên Huyền trưởng thành và gai góc vô cùng.


Ngược lại, Hưng lớn lên trong sự yêu chiều sai cách, cậu chẳng động móng tay vào bất kì việc gì. Đổi lại, từ mẫu giáo, thay vì được học các lễ nghi cơ bản như chào hỏi, cách ứng xử, cậu đã học đến những phép toán khó của tiểu học. Cũng vì vậy, Hưng rất cộc cằn, nông nổi và cực kì hiếu thắng.


Có lần nói xấu thằng bé với đám bạn, Huyền đã mô tả nó là " Một đứa chỉ biết dùng logic không biết dùng cảm xúc".


Từ khi Hưng ra đời, Huyền không hề ưa đứa bé, có thể cô cho rằng cậu là cái thai đã khiến bố ruồng bỏ mẹ cô. Nhưng càng lớn cô càng nhận ra nhỡ đâu cậu là là thứ đã giải thoát cho mẹ. Cứ thêm một tuổi, cô lại quý nó hơn đôi chút.


Năm lớp 8, Huyền nhận ra tình yêu mãnh liệt của mình với nghệ thuật nói chung và hội họa nói riêng. Mẹ cô từng có nghệ danh "họa sĩ sương mù", có vẻ cô giống mẹ mà có lẽ lại không. Sau kết hôn, bà vùi cuộc sống của mình vào công việc nhà, đam mê rồi cũng chìm trong lớp sương mù. Từ khi tự đặt cho mình cái danh ấy, có lẽ bà thấy một tương lai mịt mù, một cuộc sống lạnh lẽo không nhiệt huyết.


Nhưng cô khác...


Năm lớp 9, cô xin bố cho học tại trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội (Trường THPT dân lập). Đương nhiên là bố cô không đồng ý, cô biết mà, làm sao ông ta đồng ý cho cô vào cái nghề bấp bênh như thế. Từ hôm ấy, Huyền không ăn cơm cùng gia đình mà quỳ ngay cạnh bàn ăn nhìn lên bố bằng đôi mắt cầu sinh.


Lúc đầu ông mặc kệ, nghĩ: "Nó chịu được bao lâu chứ!". Nhưng bữa nào cũng vậy, hơn 2 tuần kéo dài khiến ông tức điên. Da cô xanh dần, có vẻ đuối lắm rồi, nhưng cô vẫn quỳ rất vững. Mấy hôm ấy, Hưng ngày nào cũng mang trộm đồ ăn đến phòng cho chị. Thấy cô như vậy, cậu thủ thỉ:- Chị thật đáng thương, không được làm việc mình thích.


Cô nghe xong, đáp lại bằng một nụ cười nhạt, khẽ trả lời:


- Nhóc mới là đứa đáng thương. Nhóc thậm chí còn không biết mình thích gì.Bố cũng phát mệt vì độ "lì" của cô, ông đồng ý chu cấp tiền học và chấp nhận cho cô vào học trường Nghệ thuật. Từ đó cô cũng không về nhà nhiều nữa, đồng nghĩa với việc Hưng hoàn toàn cô đơn trong căn biệt phủ rộng lớn mà lạnh lẽo.

BỒ CÂU GIỮA ĐẠI DƯƠNGWhere stories live. Discover now