Câu chuyện 16: Hội nghị Bình Than

15 3 0
                                    

Hốt Tất Liệt phong cho Trần Di Ái làm An Nam quốc vương, phái Sài Thung dẫn theo 1000 kỵ binh đi theo hộ giá Trần Di Ái về Đại Việt thay Trần Nhân Tông lên làm vua. Đoàn của Trần Di Ái và Sài Thung bị chặn đánh ở ải Nam Quan, Di Ái bị bắt, Sài Thung bị trúng tên chột một mắt phải quay về. Vậy là ý đồ dựa vào Trần Di Ái để cai trị Đại Việt của Hốt Tất Liệt tan thành mây khói.

Cuối năm 1282 Hốt Tất Liệt dùng kế "mượn đường diệt Quắc" phái sứ giả sang Đại Việt mượn đường đi đánh Chiêm Thành và yêu cầu Đại Việt hỗ trợ lương thực. Vua Trần Nhân Tông một mực từ chối, đoán được mưu kế của triều đình nhà Nguyên, biết rõ quân Nguyên tiến quân xâm lược Đại Việt chỉ còn là chuyện sớm muộn nên nhà vua bèn tìm đến thượng hoàng Trần Thánh Tông bàn bạc.

Nhân Tông:

- Thưa phụ hoàng, chúng ta không cho Hốt Tất Liệt mượn đường đánh Chiêm Thành, hắn vịn vào cớ đó để tấn công Đại Việt. Trẫm đã ba lần cử sứ giả đến Đại Đô (kinh đô nhà Nguyên) thương lượng xin cầu hòa nhưng đều không thành, Thát Đát ngày càng lộng hành, cố tình gây chiến, ta gắng né tránh nhưng không thể né tránh được mãi. Nếu đã như vậy trẫm muốn quyết chiến sinh tử với Thát Đát.

Vua Trần Nhân Tông nói tiếp:

- Mấy ngày trước trẫm nhận được tin từ biên giới Chiêm Thành báo về. Hốt Tất Liệt đã bắt đầu động binh, hắn phái Toa Đô làm Nguyên soái thủy quân vượt biển tấn công Chiêm Thành. Nếu như Chiêm Thành mà bị Thát Đát thôn tính thì hai phía bắc - nam của Đại Việt đều là địch, chúng ta xem như là miếng mồi đã nằm trong miệng của Hốt Tất Liệt.

Thượng hoàng Thánh Tông đáp lời:

- Lâu nay Hốt Tất Liệt luôn nhắm vào chúng ta! "Môi hở răng lạnh", vậy nên bệ hạ hãy phái tinh binh đi chi viện cho Chiêm Thành trước.

- Còn về chuyện ta có nên đối đầu với Hốt Tất Liệt trực tiếp trên chiến trường hay không, Bệ hạ phải tự tin vào quyết định của chính mình trước đã. Thân là vua, là kẻ đứng đầu thì phải là chỗ dựa cho bá tánh, dẫn dắt bá tánh. Nếu như bệ hạ đã muốn đánh thì phải tỏ rõ quyết tâm để mọi người cùng nhìn về một hướng, vua tôi một lòng, cùng nhau chiến đấu.

Thượng hoàng nói tiếp:

- Bệ hạ cần nhanh chóng triệu tập các vương hầu và bá quan văn võ đến cùng nhau nghị bàn. Hãy nhớ nghị bàn chiến lược đánh giặc với các tướng sĩ thôi chưa đủ, quan trọng là tinh thần chiến đấu của các tướng sĩ. Tướng sĩ phải sẵn sàng xông pha, dám chiến đấu đến chết, không được sợ hãi trước sức mạnh của bọn ngoại xâm. Vì run sợ trước giặc ngoại xâm sẽ dẫn đến chiến bại. Nếu chiến bại thì chúng ta sẽ chết không có đất chôn thây, thậm chí là trong thành Thăng Long sẽ không còn một ai sống sót.

- Nay sứ Nguyên vẫn còn ở Thăng Long, bệ hạ nên chọn một địa điểm nghị sự khác thích hợp hơn. Tất cả lời ta nói bệ hạ hiểu rõ rồi chứ?

Cuối cùng thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông chọn bến Bình Than làm nơi tổ chức hội nghị. Đây là hội nghị quân sự vô cùng quan trọng và cần thiết để thượng hoàng, vua và triều đình thảo luận và thống nhất phương án, quyết tâm chống giặc, bảo vệ đất nước. Mục đích của hội nghị Bình Than là bàn về hai vấn đề thiết yếu, một là xác định phương hướng chiến lược chống xâm lăng và hai là tổ chức bộ máy chỉ huy quân sự.

HÀO KHÍ ĐÔNG ANơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ