Ngày 15 tháng chạp năm đó, trưởng nữ nhà Todoroki, Todoroki Fuyumi chính thức xuất giá.
Đã là một khoảng thời gian dài kể từ sau lễ cưới của trưởng tộc đương nhiệm Todoroki Enji, lâu rồi nhánh chính của gia tộc hậu duệ cao quý này mới có một buổi lễ quan trọng như vậy. Ai ai cũng đều biết ý nghĩa của lễ cưới đối với tộc hồ ly, cho nên khoảng vài ngày trước khi lễ cưới diễn ra thì tất cả người dân được thông báo nghiêm cấm tiến vào núi để tránh làm gián đoạn nó.
Như mọi năm, lễ cưới của tộc hồ ly đều sẽ được tổ chức ở đền Fushimi Inari-Taisha, đây cũng là ngôi đền chính thống đầu tiên được xây nên để thờ cúng Thần Hồ Ly. Đây là phong tục qua nhiều năm, cho nên dù về sau dù có những ngôi đền khác cũng thờ cũng Thần Hồ Ly được xây thêm thì vẫn không có vị thế bằng đền Fushimi.
Vào những ngày thế này, đền Fushimi tấp nập bận rộn chuẩn bị cho lễ cưới, còn các đền thờ khác sẽ có nhiệm vụ thông báo và treo các chú liên thừng(*) xung quanh ngọn núi tránh việc người dân sơ ý bước vào.
(*)Chú liên thừng: Loại dây thừng được bện từ các sợi rơm, thường thấy ở các đền thờ.
Tại sao lại phải ngăn cản người khác nhìn thấy lễ cưới của hồ ly như vậy? Tương truyền, hồ ly rất xem trọng những ngày lễ lớn và trong số đó lễ cưới là một ví dụ điển hình. Trong quan niệm xa xưa được con người ghi chép lại, lễ cưới chính là đánh dấu cho việc một thế hệ mới sắp ra đời, cũng như nếu cô dâu là người từ tộc hồ ly thì lễ cưới còn mang ý nghĩa đưa tiễn con gái về nhà chồng. Chung quy lại thì tộc hồ ly cho rằng những ngày lễ quan trọng như vậy chỉ có thể cho người trong cuộc chứng kiến.
Con người dần dà cũng xem đó là một phong tục riêng của tộc hồ ly nên họ rất tôn trọng nó, vì thế mà những đứa trẻ loài người từ khi còn nhỏ đều được cảnh báo về việc nếu vô tình đi vào núi rồi nhìn thấy mưa bóng mây, tức là mưa khi trời vẫn nắng, thì phải rời khỏi núi thật nhanh.
Quay lại với lễ cưới của trưởng nữ Todoroki Fuyumi, hiện giờ đã gần vào giờ lành, sắp đến lúc tân nương khởi hành đến nhà chồng.
Quy trình của một lễ cưới của tộc hồ ly là tân nương sẽ ngồi trên kiệu và sang nhà chồng theo lối đường mòn trên núi, khi đã đến nhà chồng, cả tân nương cùng tân lang sẽ đi bộ dưới cơn mưa bóng mây để đến đền thờ. Trong thời gian đó, họ sẽ đi từ cõi thánh dành cho thần linh sang chốn dân gian để đến được đền thờ Fushimi, đó là lý do mà khi này con người không được phép vào núi.
Tiếng chuông leng keng xen lẫn với tiếng sáo thánh thót có hơi chói tai, đó là âm thanh minh chứng cho việc tân nương và tân lang đang cùng nhau đi về phía đền thờ Fushimi.
Từng bước, từng bước. Rất khẽ và êm đềm, đoàn người chậm rãi đi dưới cơn mưa bóng mây lạnh lẽo trong khu rừng hiu quạnh.
...
Chỉ vừa có mưa chưa bao lâu, bầu trời mới nãy còn đầy nắng đã bị sương mù và cơn mưa che phủ cả, chỉ lộ ra một chút ánh sáng len lỏi qua khe lá, rọi lên những tán cây to rộng và khiến xung quanh khu rừng mang một gam màu tối ảm đạm.
BẠN ĐANG ĐỌC
【 TodoDeku 】 Lễ cưới Hồ Ly
FantasíaTrời vẫn nắng nhưng lại có mưa, họ gọi đấy là mưa bóng mây. Cơn mưa rơi xuống khu rừng hiu quạnh, nhắc khéo con người tuyệt đối không được bước sâu vào rừng. Tuyệt đối, không ai được làm gián đoạn lễ cưới của tộc hồ ly. Kẻ nhìn thấy lễ cưới mặc cho...