IX - CẢM HÓA

85 4 1
                                    


"Cáo im lặng và nhìn Hoàng tử bé một lúc lâu:

– Nếu cậu vui lòng, hãy cảm hoá tớ đi - Cáo nói.

– Tớ cũng muốn thế lắm, Hoàng tử bé trả lời, nhưng tớ không có nhiều thì giờ. Tớ cần tìm kiếm nhiều bạn và tìm hiểu bao nhiêu sự vật.

– Người ta chỉ hiểu được những vật người ta đã cảm hoá, Cáo nói. Loài người bây giờ không còn đủ thì giờ hiểu cái gì hết. Họ mua những vật làm sẵn ở các nhà buôn. Nhưng không ở đâu có nhà buôn bạn, con người không có bạn nữa. Nếu cậu muốn có một người bạn, hãy cảm hoá tớ!

– Vậy tớ phải làm sao? – Hoàng tử bé hỏi.

– Phải thật kiên nhẫn, Cáo trả lời. Ban đầu cậu hãy ngồi hơi xa tớ một tí, như thế, ở trong cỏ. Tớ đưa mắt liếc nhìn cậu, và cậu chẳng nói gì cả. Ngôn ngữ là nguồn gốc của ngộ nhận. Nhưng mỗi ngày, cậu có thể ngồi gần một tí...

Ngày hôm sau, Hoàng tử bé trở lại.

– Tốt hơn là nên đến đúng giờ như hôm trước, cáo nói. Nếu cậu đến, chẳng hạn như lúc bốn giờ chiều, thì từ ba giờ, mình đã cảm thấy hạnh phúc. Thời gian càng trôi, mình lại càng hạnh phúc. Đến bốn giờ thì mình phát cuồng lên và lo lắng; và mình sẽ hiểu cái giá của hạnh phúc! Nhưng nếu cậu đến bất cứ lúc nào, mình không biết khi nào thì nên trang phục cho cõi lòng mình... Phải có nghi thức chứ.

– Nghi thức là cái gì? - Hoàng tử bé hỏi.

– Đó cũng là cái bị quên lâu quá rồi, cáo nói. Đó cũng là thứ làm một ngày trở nên khác những ngày khác, một giờ trở nên khác những giờ khác. Có một nghi thức, chẳng hạn của bọn thợ săn của tớ. Mỗi thứ năm, họ khiêu vũ với các cô gái trong làng. Thế thì thứ năm là một ngày kỳ diệu! Hôm ấy tớ có thể rong chơi đến tận vườn nho. Nếu bọn thợ săn mà khiêu vũ bất cứ ngày nào, thì ngày nào cũng như ngày nào, tớ sẽ chẳng có ngày nào được nghỉ nữa.

Trích Hoàng tử bé - Antoine de Saint-Exupéry

9 giờ tối – giờ Việt Nam, trong căn phòng tại tầng 2 của một ngôi nhà trên phố Hàng Đào, bản nhạc Spring Waltz của Chopin vang lên từ chiếc máy phát nhạc đĩa than kiểu cổ điển, đặt ở góc phòng. Cách đó không xa, trên chiếc ghế mây kiểu cũ, một người đàn ông trẻ, dáng người cao gầy, tay cầm ly vang đỏ, mắt lim dim thưởng thức âm nhạc với tâm thái vô cùng an tĩnh, nhưng cũng thật cô đơn. Bảo Duy mặc quần tây và sơ mi trắng, dáng vẻ lịch lãm vừa đủ đối với một người vừa đi dự đám cưới người yêu cũ trở về. Spring Waltz là bản nhạc anh từng cùng cô chơi những ngày mới yêu, giờ đây khi nghe lại, anh cảm thấy nhẹ lòng và thật tâm chúc phúc cho Thanh Mai, tuyệt nhiên không gợn chút trách móc hay buồn sầu vì cô.

Thanh Mai là mối tính kéo dài hai năm của anh, hai người quen nhau qua sự giới thiệu của mẹ anh vào khoảng thời gian Bảo Duy mới về nước, sau 7 năm sinh sống ở Anh. Cô và anh là ví dụ lý tưởng cho 4 chữ "môn đăng hộ đối". Vẻ ngoài của cô cũng đẹp tựa như tên – một cành mai mong manh trong sương sớm. Cô từng là mẫu ảnh khá nổi tiếng từ những ngày còn ngồi trên ghế nhà trường – ngôi trường THPT Phan Đình Phùng mà dân tình thường hay kháo nhau là nơi có nhiều nữ sinh đẹp nhất Hà thành. Sau này, nghề nghiệp chính của cô là một nghệ sĩ violin, bên cạnh công việc mẫu ảnh tự do. Tính cách dịu dàng, vẻ ngoài thanh thuần, lại thêm nữ công gia chánh được dạy dỗ kỹ lưỡng từ nhỏ, cùng hậu thuẫn vững chắc từ gia đình: bố cô là lãnh đạo cấp cao của một ngân hàng có vốn Nhà nước, còn mẹ cô điều hành chuỗi nhà hàng chay có tiếng ở Hà Nội và một số tỉnh thành lớn trên cả nước, khiến cô trở thành ứng cử viên sáng giá trong mắt nhiều bà mẹ chồng tương lai, trong đó có mẹ của Bảo Duy – bạn thân của mẹ cô. Mẹ anh là cán bộ cấp cao trong Ngân hàng Nhà nước, bố anh cũng có một vị trí vững chắc ở Bộ Công thương. Người ngoài nhìn vào, thật khó để nghĩ rằng mối quan hệ của hai người không phải vì mục đích chính trị, nhưng bản thân Bảo Duy biết, anh không thể gắn bó với một người mà anh không dành tình cảm. Cách anh yêu Thanh Mai không phải kiểu tình yêu sôi nổi như những năm tháng tuổi trẻ ở nước ngoài, nhưng anh luôn trân trọng và mong muốn mang đến điều tốt đẹp nhất, theo ý muốn của cô.

Hoàng tử lớn và bông hoa xứ RomeNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ