Chương 7: gió về

202 10 1
                                    

   Tôi suy nghĩ một lúc rồi nói:"chắc hẳn muốn đánh nhà Tống, nếu chiếm được nước ta thì sẽ toàn thắng."

   Hoảng xoa đầu tôi:" đúng rồi, thật giỏi." Đôi tay tiếp tục nựng má tôi.

"Chúng ta tuyệt đối không để bọn chúng hoàn thành được mục đích, càng nhất định không để một mảnh đất Đại Việt nào rơi vào tay chúng." Hoảng gằn giọng nói, bao hận thù hiện trên ánh mắt, như ngọn lửa muốn thiêu đốt tất cả.

   Trời đã sắp vào đông, gió thổi đưa lá khô đi khắp mọi nơi, đường xá tấp nập nay không còn bóng người. Càng nhìn càng nặng lòng.

   Cứ như vậy mà tôi ngủ lúc nào không hay, chỉ biết khi mở mắt doanh trại đã được bố trí xong, hiện tôi đang ở trong lều của Hoảng. Nhìn một vòng, tôi thấy y đang ngồi đọc tấu chương của các quan thần vùng biên giới gửi, chắc hẳn đang nói về chiến sự ở đó. Đôi long mày đậm nét của y nhăn lại, ngón tay ngõ lên bàn từng nhịp, từng nhịp một. Ngắm nhìn y tôi lại tìm được phần nào bình yên trong lòng mình.

   *khụ...khụ*

   Tôi ho vài tiếng để Hoảng chủ ý.

   "Nàng dậy rồi à?" Hoảng vừa hỏi vừa đi đến chỗ tôi, đỡ tôi ngồi dậy. Đôi lúc tôi cảm giác y chăm sóc tôi hệt như chăm sóc người bệnh.

   "Ta đã ngủ bao lâu rồi?" Tôi vừa dụi mắt vừa hỏi với giọng vẫn còn mớ ngủ.

   "Đã cuối giờ thìn(1) rồi, nàng vừa ngủ được hơn 2 canh giờ, thấy nàng ngủ ngon như vậy ta cũng không muốn phá hoại." Hoảng vừa nói vừa dùng khăn ướt nhẹ nhàng lau mặt cho tôi.

   "Nàng mau ăn sáng đi, ta để cho nàng hai cái bánh khúc ở ngoài bàn, giờ ta phải đi bàn chính sự cùng quan gia." Hoảng nói rồi vội vàng đứng dậy rời đi.

   Tôi chỉ gật đầu mỉm cười chào Hoảng, ngồi thần một lúc mới thắc mắc vì sao mình được ở trong lều của thái tử. Lại nhớ đến khung cảnh của tôi và Hoảng vào buổi sáng. Nhớ lại thôi đã ngượng rồi, làm sao dám đối diện nói chuyện. Bất giác tôi đưa tay lên chạm nhẹ vào môi, tựa như vẫn còn cảm nhận được đôi môi của y trên môi mình. Cuối cùng... tình cảm trong lòng bấy lâu cũng được thổ lộ. Trong tình cảnh này tuy có chút khó khăn nhưng tôi tin rằng nếu trái tim cả hai hướng về phía nhau thì không có điều gì có thể ngăn cản.

...

   Hoảng đi đến tận trưa mới về lại lều, thấy tôi liền vội hỏi: "nàng đã ăn gì chưa?"

   Nhưng... giọng điệu của Hoảng thể hiện rõ sự mệt mỏi trong người. Ánh mắt đen nghịt, đầy nặng trĩu, đuôi lông mày có chút hướng xuống, có lẽ thế sự không được ổn thoả cho lắm.

   Tôi dịu giọng:" ta đợi chàng về ăn. Chiến tranh biến đổi khó lường, chàng đừng quá căng thẳng."

   Tuy an ủi là vậy, nhưng trong lòng tôi chẳng mấy dễ chịu. Đây là chiến tranh, chỉ cần xảy ra một sai xót nhỏ cũng đủ để khiến trăm họ Đại Việt khóc than, tính mạng khó giữ, rơi vào biển lửa.

   Khi thoát khỏi dòng suy nghĩ, trên bàn đã đủ đồ ăn. Vì chiến tranh nên đồ ăn đạm bạc thêm rất nhiều, cộng với việc tinh thần của tôi và Hoảng đều rất căng thẳng, nên ăn cũng chẳng ngon miệng là mấy.

   Đang trong không khí gượng gạo này thì chất giọng trầm ấm quen thuộc cất lên: "có lẽ, con dân Đại Việt ta không thể ăn Tết."

   "Ý chàng là...?" Tôi hơn cau mày, hỏi.

   "Đúng vậy, có lẽ chúng ta sẽ đánh xuyên Tết Nguyên Đán." Hoảng nói với giọng lo lắng, không mấy vui vẻ.

   Đại Việt ta ngàn đời đều ăn Tết Nguyên Đán, nếu vì chiến tranh mà bỏ dở thì quá thiệt thòi cho người dân. Nhưng nếu ăn Tết mà lơ là chiến sự thì rất dễ rơi vào tình cảnh nước mất, nhà tan. Nước Nam, nước Bắc có nền văn hiến khác nhau, tiếng nói khác nhau, cội nguồn khác nhau, nhưng nước nào mà chẳng có dịp đón năm mới. Chẳng lẻ họ không coi trọng việc ấy?

   "Người Mông ăn Tết khác chúng ta.(2)"-Hoảng cất tiếng như đang trả lời câu hỏi mà tôi tự đặt ra trong lòng.

   Quá đáng! Đại Việt ta ngàn đời anh dũng. Chưa từng chịu khất phục trước quân thù. Nhưng những năm này, vì không muốn chiến tranh loạn lạc, muôn dân lầm than nên Đại Việt ta luôn chủ trương ngoại gia mềm mỏng. Nào ngờ phương Bắc lấy đó làm lẻ khinh thường, rẻ rúm. Đáng hận!

   Có tên hầu chạy tới trước lều của Hoảng, đứng ở ngoài nói vọng vào: "thái tử, đã tới giờ!"

   "Được rồi." Hoảng đáp lại.

   Tôi hơi bất ngờ, nói:"chàng vẫn chưa nghỉ ngơi được bao nhiêu mà, sao lại..."

   Hoảng quay qua nhìn tôi với ánh mắt trìu mến, cười đáp:"con dân Đại Việt cần ta, chỉ chịu cực một xíu nhưng các bách tín đều được ấm no, như vậy quả là đáng." y vừa nói vừa đi ra cửa.

   Tôi đi theo, có chút không nỡ nhưng vẫn không thể giữ lại, chàng ấy trước hết là của Đại Việt, sau mới là của tôi:"chàng cẩn thận."

   "Được!" Hoảng xoay mặt mỉm cười nhìn tôi rồi đi ra ngoài.

  Quả thật, bách tín Đại Việt giờ đang rất cần Hoảng, tôi không thể vì mưu cầu riêng của bản thân mà giữ Hoảng mãi ở lại bên mình. Chúng tôi là con nhà thế gia, từ nhỏ chẳng lo cái ăn cái mặc đều nhờ con dân. Nay đất nước lâm nguy, phải dốc toàn lực mà bảo vệ, phải bảo vệ cho từng ngôi nhà, thửa ruộng, bình an của con dân Đại Việt.

   Sau khi nghỉ trưa xong, tôi liền ra khỏi lều của Hoảng, đi thăm dò tình hình. Khi bé, tôi được mẹ day không ít y thuật, thêm vài tuổi tôi còn tự tìm sách mà học. Tuy chẳng bằng thái y trong cung nhưng cũng được xem là được việc.

   Tôi đi khắp mọi nơi, tìm hiểu mọi tình hình. Nơi đây được ông trời ưu ái, ban cho không ít thảo dược. Ở đây nơi nào cũng có rau tề thái, dùng để cầm máu hiệu quả rất tốt. Nỗi lo thiếu nguyên luyện phần nào được giải toả.

   Tiếp theo tôi sẽ tiến hành thăm dò các binh lính, dù sao sau này lỡ họ có mệnh hệ gì, cũng là tôi bắt mạch chữa trị. Làm quen trước thì sẽ tốt hơn. Tôi trò chuyện cùng các binh lính ấy, đa phần họ đều tình nguyên tham gia, cũng có những người là con hầu bị bán vào. Nhưng họ có điểm chung, đó là sẵn sàng hi sinh bản thân mình vì Đại Việt. Vì Đại Việt chính là gia đình của họ, là vợ con của họ.

   Tôi gặp một trường hợp đặc biệt, anh ta là người có học thức, tuy vậy anh vẫn chưa có vợ con, hơn thế trong nhà chỉ có một người con là anh, cha mất sớm, mẹ già không ai chăm. Là người tình nguyện tham gia chiến tranh.

🌻—————🌻
(1) giờ thìn: khoảng từ 7 giờ đến 9 giờ sáng
(2) Mông Cổ cũng có Tết cổ truyền riêng, với tên gọi là Tsagaan Sar. Điều khác biệt là lễ hội này được tổ chức theo lịch âm của người Mông Cổ và thông thường diễn ra vào tháng Hai hằng năm.

Thiều Hoa Thiên Cảm [Cảm hứng lịch sử]Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ