5.2 Dưỡng thân

302 28 5
                                    


Trong kho sách Thư khố bí mật của Chuỷ cung, các tài liệu về cổ trùng chiếm một lượng rất nhỏ, chỉ xếp đầy một ngăn tủ sách. Tương truyền, người duy nhất nuôi thành công cổ trùng của Chuỷ cung đã chết chỉ sau nửa năm khi trùng độc luyện thành. Kể từ đó, các ghi chép về cổ độc của ông ấy đã bị tiêu huỷ, chỉ còn sót lại một số rất ít được cất trong thư khố. Dù vậy thì vẫn không ngăn cản được Cung Viễn Chuỷ nghiên cứu về loại độc này. Theo ghi chép có sẵn, lão tiền bối tạo cổ trùng bằng cách đem tất cả những loại côn trùng có độc bỏ vào một cái vại, để cho chúng cắn xé lẫn nhau. Sau cùng con độc trùng còn sống sót duy nhất sẽ được gọi là "cổ". Phương pháp này ghi chép ngắn gọn nhưng cách thức cũng quá phức tạp. Phải dùng đến trăm loại trùng để nuôi, những con trùng này thường là rắn độc, lươn, rết, ếch, bọ cạp... tóm lại là những con trùng có độc là được. Khi nuôi trùng tuyệt đối phải nuôi bí mật, dùng chính máu của bản thân để nuôi. Nếu để cho người ngoài biết thì "cổ" sẽ quay lại hại chủ, thậm chí khiến cho cả nhà đều chết.

Nuôi cổ trùng vốn là tà thuật được bí truyền khắp vùng Tương Tây phía Nam. Người nuôi thành công cổ trùng có thể mượn linh khí của " cổ" để tạo vận may, khiến cho gia chủ vạn sự hanh thông. Nếu cao tay hơn nữa, thậm chí có thể sai khiến cổ trùng hại người. Nhưng đã là tà thuật nghĩa là trái với đạo trời, người nuôi trùng càng lâu, oan nghiệp phải gánh trên người càng nhiều. Một khi quyết định huỷ trùng cũng là lúc bản thân phải trả giá cho toàn bộ nghiệp quả đã gieo.

Cung Viễn Chuỷ quyết định nuôi cổ trùng, ban đầu chỉ biết đây là một loại độc cực kỳ lợi hại, phương pháp luyện độc lại không giống với cách chế dược độc khác vậy nên mới tò mò muốn thử. Nhưng cậu bé khi ấy đã chọn sai thời gian để bắt đầu gieo cổ. Bởi vì thời gian sai lệch quá nhiều vậy nên trùng được gieo không phát huy được hết công năng của nó. Huống hồ, bản thân người nuôi cổ quá non nớt, đến cả mục đích nuôi cổ độc cũng không rõ ràng, cổ trùng không cảm nhận được oán khí mà chúng muốn từ chủ nhân nên đã phá chum cắn ngược. Vậy nên khi thả con độc trùng thứ hai mươi lăm vào trong vại, Cung Viễn Chuỷ đã bị cổ trùng của chính mình nuôi phản phệ.

Chum độc bị phá, chính bản thân Viễn Chuỷ tại thời điểm đó đã trúng độc. Cậu bé dùng phản xạ nhanh nhất của bản thân lập tức tiêu diệt số trùng độc đã thoát ra, chỉ còn sót lại một con trùng độc mạnh nhất là chưa thể hủy được. Và cái giá mà tiểu độc sư phải trả khi hủy trùng chính là tính mạng của chính mình. May sao, khi ấy cổ trùng nuôi chưa lâu, trùng độc không phát triển mạnh mẽ. Vậy nên oán nghiệp vận lên người Cung Viễn Chuỷ chưa nặng tới mức đoạt mạng cậu bé. Nhưng cũng lấy đi phần lớn sinh lực mà cậu có được, để lại cho cậu một thân xác tiều tụy chỉ có ba phần nhựa sống.

Muốn sống, phải hóa kiếp thành công trùng độc còn duy nhất sót lại. Không thể giết nó như thông thường, Viễn Chuỷ đổi ngược lại cách thức, hàng ngày đều bồi nó ăn bổ dược. Cho đến khi con trùng đã hết độc, Cung Viễn Chuỷ tiễn nó siêu sinh vào đống lửa, chính thức chấm dứt công cuộc nuôi cổ độc đáng sợ kia.

———————————————————

Sau khi hủy trùng thành công, Cung Viễn Chuỷ hôn mê hai ngày mới tỉnh. Thời điểm cậu bé tỉnh lại thì trời vừa sập tối, đèn nến bên ngoài mới được thắp sáng lên. Cung Thượng Giác mang tiểu đệ đệ về Giác cung, để cậu ở Đông viện nghỉ ngơi. Phòng riêng ở Đông viện không rộng lớn như ở chính viện, thậm chí bởi vì quá lâu không có người ở nên bài trí cũng sơ sài. Trong phòng ngoại trừ giường màn thì chỉ có bàn trà đơn sơ, kệ sách cũ, giá treo áo trống không và khung cửa sổ đóng chặt.

( Giác Chuỷ) CÓ PHẢI NƯỚC MẮT ĐÃ HOÁ SƯƠNG MAINơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ