Điều gì khiến bạn thích thú vũ trụ bao la kia ?
Bạn muốn biết những bí mật mà tin tức thông thường không có được ?
Hãy đến với bản tin vũ trụ của tôi 😍😍😍
Cùng khám phá vũ trụ nào ( ͡° ͜ʖ ͡°)
Bạn có thể yêu cầu điều bạn muốn biết với tôi.
Tôi sẽ l...
Ba tỉ năm trước, một hiện tượng kỳ lạ đã xảy ra làm thay đổi vĩnh viễn cấu trúc của vũ trụ. Đó là vụ nổ siêu lớn tạo ra do hai hố đen khổng lồ va vào vào nhau. Kết quả của vụ va chạm này là một hố đen mới siêu lớn, nặng tương đương 49 lần mặt trời. Các nhà khoa học vừa ghi nhận được âm thanh phát ra từ sự va chạm của hai hố đen, thứ âm thanh hẳn sẽ khác xa với tưởng tượng của bạn.
Rất tiếc! Hình ảnh này không tuân theo hướng dẫn nội dung. Để tiếp tục đăng tải, vui lòng xóa hoặc tải lên một hình ảnh khác.
Minh họa hai hố đen đang xoáy tròn quanh nhau. LIGO/Caltech/MIT/Sonoma State (Aurore Simonnet).
Vụ nổ này đã hình thành và giải phóng mức năng lượng gấp hai lần khối lượng mặt trời chỉ trong vòng một phần trăm giây. Nó phát ra một sóng hấp dẫn mạnh đến nỗi làm thay đổi kết cấu của không gian – thời gian xung quanh nó. Các nhà khoa học gần đây đã có thể phát hiện được vụ va chạm chấn động này, từ đó thu được nhiều kiến thức hơn về hố đen và vũ trụ.
Đây là lần thứ ba các sóng hấp dẫn được ghi nhận bằng các thiết bị trên trái đất, và là lần đầu tiên được đo trực tiếp. Giờ đây, chúng ta đã có thể biết được nhiều hơn về khối lượng của các hố đen, cách chúng hình thành, khu vực tồn tại của chúng và cách chúng xoáy tròn quanh nhau trước khi sáp nhập thành một. Trong trường hợp đặc biệt khi va chạm, với một hố đen có khối lượng gấp 30 lần mặt trời, cái còn lại gấp 19 lần, cái lớn hơn sẽ hút cái nhỏ hơn về phía mình.
Khi hai hố đen tiến đến gần nhau hơn, chúng bắt đầu xoáy xung quanh nhau như đang trong một điệu valse kéo dài, cùng lúc đó chúng phát ra các sóng hấp dẫn. Chúng ngày càng tiến lại gần nhau hơn rồi sáp nhập thành một, gây ra một sự bùng nổ trong tỷ lệ thiên văn. Các âm thanh phát ra lãng mạn một cách ảm đạm. Phát hiện này đã được công bố trên tạp chí Physical Review Letters. Các nhà khoa học còn có thể ghi nhận được các âm thanh bằng cách kết hợp với những thu nhận bao quát cuối cùng của họ.
Âm thanh du dương của vụ va chạm giữa hai hố đen.
Phát hiện này được thực hiện bởi đài quan sát sóng hấp dẫn hàng đầu của quỹ khoa học quốc gia (NSF). Cơ sở này được gọi là đài quan trắc sóng hấp dẫn bằng giao thoa kế Laser (LIGO). Nó được vận hành bởi một nhóm các nhà khoa học quốc tế đến từ NASA, MIT, và Caltech.
LIGO có hai cơ sở, một ở Hanford, Washington State, và một ở gần Livingston, Louisiana, cách nhau 1,800 dặm (khoảng 2,896 km). Các sóng hấp dẫn thật sự rất khó để nhận biết và đo đạc. Chúng làm thay đổi vùng không gian phía trên và xung quanh trái đất chỉ bằng một phần nhỏ kích thước của một proton. Tuy nhiên, LIGO cũng là một thiết bị rất nhạy cảm, nó có thể phát hiện ra được ngay cả những thay đổi rất nhỏ.