Ý thức và Vô thức

87 1 0
                                    

  Vô thức là một năng lực tinh thần ( Spirit power), là sức mạnh huyền bí. Nếu hiểu và biết sử dụng nó sẽ là một phương pháp hữu ích, thực dụng, giản dị có thể cải tạo được thể chất và tinh thần. Phương pháp tự kỉ ám thị với lối thực hành đơn giản không tốn kém đã giúp đỡ, an ủi, cứu chữa được hành vạn bệnh nhân về tinh thần và thể chất. Để giữ sức khỏe tôi tự thường ám thị mình nhiều lần trong ngày một câu: " Tôi luôn cảm thấy vui vẻ khỏe mạnh".

Muốn hiểu rõ về tự kỷ ám thị, điều cốt yếu là phải hiểu rằng trong mỗi chúng ta có hai bản ngã vô ý thức.

Ý thức là khả năng nhận thức những sự việc xảy ra trong chúng ta là tinh thần trực giác những hiện trạng, hành vi của mình khi chúng ta chú ý đến việc gì thì sự việc ấy là trung điểm của ý thức.

Nhưng ở ngoài địa hạt ý thức còn có những hiện trạng tâm lý ta không thể nhận thức trực tiếp được, chúng nó thuộc về một cõi khác mà người ta gọi là tiềm thức. Vì là tiềm thức nên sự hiện diện của nó ít ai để ý. Các hiện trạng tiềm thức tuy không nhận biết một cách trực tiếp nhưng có thể nhận biết một cách gián tiếp, nhờ các hiện tượng của tiềm thức gây thành tác dụng tâm lý để ta hiểu biết gián tiếp hiện tượng ấy. Nhờ đó ta có thể đi đến nhận thức trực tiếp tiềm thức.

Dựa theo quan niệm của những nhà tâm lý học Tây phương thì Vô thức là khái niệm chỉ các hiện tượng tâm lý, hành vi, cảm nghĩ tồn tại ở một cá nhân nào đó mà cá nhân đó không nhận thức được, không diễn tả được bằng ngôn ngữ cho mình và cho người khác. Đó là những hoạt động của hệ thống thần kinh nằm ở ngoài tầng ý thức của con người. Trong trạng thái vô thức, ý thức của con người không hoạt động hoặc hoạt động một cách mờ nhạt.

Lúc đó, hệ thống não bộ thần kinh không có kiểm soát về tính nguyên nhân và hậu quả, không đặt vần đề có mâu thuẩn hay nghi vấn mà cốt chỉ nhằm thỏa mãn đòi hỏi của bản năng và hành động xảy ra đó không có ảnh hưởng đến không gian và thời gian. Ngược lại những hành vi có ý thức luôn nằm trong phạm vi trách nhiệm, biết trước hậu quả sẽ xảy ra nghĩa là tại sao ta phải làm điều này và nó sẽ có kết quả ra sao về sau.

Trong sách Strangers to Ourselves: Discovering the Adaptive Unconscious viết bởi giáo sư Timothy D. Wilson trang 24 có dẫn chứng rằng: Cứ mỗi giây, năm giác quan của con người là mắt thấy, mũi ngửi, tai nghe, miệng nếm và thân cảm xúc tiếp nhận khoảng 11 triệu ý tưởng từ bên ngoài đưa vào tâm. Trong 11 triệu ý tưởng đó thì mắt đã thâu nhận trên 10 triệu ý tưởng để chuyển vào hệ thống não bộ. Nhưng hệ thống thần kinh não bộ trong một giây chỉ có thể phân tích 40 ý tưởng.

Cho nên câu hỏi các nhà khoa học đặt ra là 11,999, 960 ý tưởng không được bộ óc phân tích kia sẽ đi về đâu và sẽ có tác dụng hay ảnh hưởng đến tầng ý thức của con người như thế nào? Do đó nhà tâm lý học Sigmund Freud mới giới thiệu tảng băng tâm lý mà trong đó ông ta lý luận rằng phần tiền ý thức (trí nhớ, và lưu giữ kiến thức) và phần vô thức chiếm đa phần trong tâm tư của con người. Vô thức luôn hối thúc, lấn áp ý thức để con người có những tư tưởng, lời nói hay hành vi không thể kiểm soát được.

Trong cuộc sống hằng ngày, cánh cửa tâm hồn được thông qua bởi ánh mắt, lời nói, cử chỉ hay những lời nói bộc phát tưởng như vô tình ở người đối thoại có thể giúp chúng ta hiểu phần nào những ẩn chứa trong tâm hồn của họ.

Một thí dụ là việc điều tra về một vụ giết người. Khi nhân viên cảnh sát thẩm sát nghi can thì người này có nhiều biểu tượng rất lạ như đổ mồ hôi, sợ hãi, nói năng không đồng nhất...Những dấu hiệu trên đều là biểu tượng của vô thức. Tuy hành vi giết người được che đậy bởi ý thức nhưng đã bị biểu hiện bằng những hành động vô thức.

Tuy nhiên có rất nhiều nhà nghiên cứu đã cùng quan niệm rằng phần lớn tư duy của con người được bắt đầu từ vô thức bởi vì vô thức là nền tảng của ý thức. Trong đó, biết bao kính nghiệm, ký ức, tiềm năng đã được chất chứa trong cái kho vô thức. Họ lý luận rằng vô thức bao giờ cũng có trước vì đó là tiềm năng bẩm sinh mà ai cũng có, nhưng vấn đề là nó có được đánh thức hay không và đánh thức ở mức độ nào.

Vì vậy, ý thức là cái có sau, được hình thành qua quá trình sống và phụ thuộc vào nhiều hoàn cảnh môi trường của cuộc sống. Sau cùng, các nhà phân tâm lý học (Psychoanalysis) mà trong đó Bác sĩ Freud là người dẫn đầu kết luận rằng "Vô thức và ý thức liên quan mật thiết với nhau, thiếu một trong hai đều dẫn tới tư duy què quặt. Nhưng quan trọng nhất là vô thức đóng vai trò thiết yếu trong quá trình sáng tạo của con người, góp phần tạo nên các thiên tài, vĩ nhân, thần đồng trong mọi lãnh vực từ âm nhạc, hội họa, kiến trúc, khoa học cho đến tâm linh..."

Trẻ em phần lớn sống bằng vô thức, rồi lớn lên thì ý thức đóng góp dần dần vào tiến trình tư duy của các em. Khoa học lý luận rằng vô thức đã có từ khi lọt lòng mẹ hay có thể từ khi còn nằm trong bụng mẹ. Điều này rất phù hợp với Phật giáo vì đạo Phật chủ trương rằng tuy con người mới kết tụ vào trong noãn bào của người mẹ thì Thức (ký ức, kinh nghiệm...của những đời quá khứ) đã theo sát đứa bé đó rồi. Vì thế khi sinh ra có những người rất giỏi về nhiều bộ môn khác nhau là như vậy. Có người là khoa học gia, luận sư, triết gia...Khi lớn lên chúng ta đi học, thực hành việc làm gì thì từ ý thức đó trở thành vô thức thông qua các hoạt động lập đi lập lại từ lúc nào.

giữa ý thức và vô thức không có một ranh giới rõ ràng nào cả. Chúng luôn chuyển hóa lẫn nhau và cũng vì mối quan hệ đó là động cơ chính giúp con người quân bình đời sống tâm linh, không còn căng thẳng quá.

Nói chung vô thức với tính đa dạng và phức tạp của nó vẫn là chủ đề cực kỳ khó hiểu đối với các nhà khoa họa nghiên cứu tâm lý và thần kinh. Tuy con người luôn tự hào về những khám phá khoa học về vũ trụ, về lượng tử, về vi tính...nhưng đối với cái bộ óc nhỏ và hệ thống thần kinh chằng chịt trong họ thì vẫn còn rất nhiều bí ẩn mà có lẽ con người không thể nào hiểu hết được.

Tuy khoa học còn mò mẫm về ý thức và vô thức, nhưng Phật giáo đã có nhận định rất rõ ràng sự vận hành của ngũ uẩn mà trong đó tất cả những tác ý đều có thể dùng tỉnh thức chánh niệm để kiểm soát nó. Đức Phật dạy rằng Thức là tâm vương, là đầu dây mối nhợ cho bất cứ tư tưởng, lời nói hay hành động nào của con người. Còn Thọ, Tưởng, Hành là tâm sở, là những trợ duyên để tâm vương thực hành ý định đó. Sắc, thọ, tưởng, hành, thức là năm giềng mối bổ túc cho nhau. Nếu không có thọ, tưởng thì không thể có thức. Cũng như nếu không có sắc thì không thể nào có thọ hay tưởng được. Có biết những biến hành của tâm hành giả có thể làm chủ thân, khẩu, ý của mình thì cuộc đời sẽ không còn hệ lụy

Điều mà ít ai để ý tiềm thức của chúng ta tự nó là vô biên nên tiềm năng của ký ức, trí tưởng tượng cũng vô biên. Nếu ta khôi phục được tiềm năng ẩn tàng của kí ức, những kinh nghiệm, học hỏi và trí tưởng tượng, khả năng diễn đạt của trí não thì sẽ kiến tạo ra những quan niệm mới hình ảnh mới.
Vô thức còn chỉ huy cơ năng những tạng phủ chủ chúng ta thông qua trung gian não bộ và thần kinh dinh dưỡng ( hệ thần kinh thực vật ). Nếu ta cứ nghĩ cơ quan này hoạt động yếu cơ quan khác bị hư thì một thời gian sau các cơ quan đó sẽ ảnh hưởng .


Cũng đôi nhà tâm lý phương tây cho rằng bộ não của ta có hàng tỷ tế bào thần kinh, cũng có từng phần hoạt động phần này ghi nhớ chuyện này, phần kia ghi nhớ chuyện kia và quan niệm não là các kho chứa các kí ức và khi nhớ lại thì các hiện tượng kí ức được sẽ có mặt ở ý thức. Quan niệm vậy thì con người sẽ không có sáng tạo phát minh được, mà khi kí ức cái này cái kia lung tung nhưng tự vô thức đã phân tích tổng hợp khái quát hoá thần tượng hoá để đến khi ý thức cần thì sẽ xuất hiện cái tinh tuý của kho ký ức đã có. Những áng văn chương tuyệt tác hoặc những phát minh khoa học là cái tinh tuý mà vô thức đã tổng hợp được từ ý thức.

Chính nhờ những khám phá ra vô thức, và hiểu quan hệ của vô thức với ý thức và khả năng sáng tạo của vô thức mà con người đã áp dụng để chữa bệnh bằng tâm lý: phân tâm, tâm lý hành vi, ám thị, tâm lý nhóm ... Cũng nhờ hiểu vô thức mà ta không còn ngỡ ngàng trước những người làm được những việc phi phàm ở tôn giáo, và khả năng chịu đựng của con người. 

Bí Ẩn Vũ TrụNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ