7 thập kỷ đã trôi qua nhưng chính phủ Mỹ vẫn tiếp tục nói dối để biện bạch cho quyết định thả 2 quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki.
Bài phân tích của giáo sư Gregg Herken về 5 điều dối trá cần phải được "làm sáng tỏ" liên quan đến vụ ném bom hạt nhân hủy diệt 2 thành phố của Nhật Bản. Gregg Herken là giáo sư danh dự chuyên ngành lịch sử ngoại giao Mỹ tại ĐH California.
Quả bom buộc Nhật Bản đầu hàng và kết thúc chiến tranh
Trong các cuốn sách lịch sử của Mỹ cũng như trong ý niệm của rất nhiều người dân Mỹ, hành động thả hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki của quân đội Mỹ là bước đi buộc Nhật Bản đầu hàng vào ngày 15/8/1945 và chiến tranh chính thức kết thúc. Tuy nhiên, những thông tin nội bộ từ Nhật Bản lại tiết lộ một câu chuyện hoàn toàn trái ngược.
Dựa trên những ghi chép của Nhật Bản, việc Liên Xô chính thức tham chiến ở mặt trận Đông Bắc Á thậm chí còn khiến Tokyo sốc hơn cả khi Mỹ thả bom nguyên tử xuống Hiroshima hai ngày trước đó.
Cho tới lúc đó, Nhật Bản vẫn hy vọng Liên Xô sẽ đóng vai trò trung gian trong đàm phán kết thúc chiến tranh. Như nhà sử học Tsuyoshi Hasegawa có viết trong cuốn sách "Racing the Enemy": "Thực ra, không phải vụ tấn công bom nguyên tử mà chính việc Liên Xô tấn công đã thuyết phục các nhà lãnh đạo Nhật Bản nhanh chóng quyết định chấm dứt chiến tranh".Bom nguyên tử "cứu mạng" nửa triệu lính Mỹ
Trong cuốn hồi ký hậu chiến tranh, cựu Tổng thống Harry Truman nhớ lại việc các lãnh đạo quân đội đã báo cáo với ông rằng Mỹ có thể chịu thiệt hại lên tới 500.000 nhân mạng khi chiến tranh với Nhật Bản chưa chấm dứt. Con số này trở thành cái cớ cho những ai muốn hợp lý hóa việc ném bom, tuy nhiên, nó lại không được quân đội xác thực.
Nhà sử học Barton Bernstein, đến từ ĐH Stanford, đã dẫn chứng dự đoán của Ủy ban Kế hoạch Chiến tranh Mỹ vào giữa tháng 6 năm 1945, theo đó sự xâm lược của Nhật Bản, tính từ ngày 1/11, có thể khiến 193.000 người Mỹ thương vong, trong đó khoảng 40.000 người thiệt mạng.
Tuy nhiên, như Truman nhận định sau cuộc chiến, nếu ông không sử dụng bom hạt nhân khi nó đã sẵn sàng và thêm nhiều lính Mỹ bỏ mạng trong các cuộc đổ bộ đường biển, ông có thể phải đối mặt với sự phẫn nộ của người dân Mỹ.Nhật Bản sẽ phản công nếu không ném bom
Quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân thường được cân nhắc giữa việc thả bom trong đất liền hay xuống các vùng biển. Nhưng bên cạnh việc lựa chọn thả bom hay phải đối mặt với lực lượng của Hải quân Nhật Bản, còn có hai lựa chọn khác được nhắc đến khi đó.
Thứ nhất, đó là tổ chức một buổi trưng bày bom hạt nhân hay thay vì sử dụng trực tiếp vào mục đích quân sự, sẽ cho nổ thử bom tại một hòn đảo hay sa mạc không có sự sống, trước sự chứng kiến của những người quan sát đến từ Nhật Bản và các quốc gia khác; hay dùng bom hạt nhân cho nổ tung đỉnh núi Fuji, bên ngoài Tokyo. Tuy nhiên, những ý kiến này đã bị loại bỏ. Chỉ có hai quả bom nguyên tử sẵn có khi đó và quả bom trình diễn có khả năng không phát nổ.
Lựa chọn thứ 2 là chấp nhận việc Nhật Bản đầu hàng có điều kiện. Mỹ khi đó thông qua các nguồn tin hạn chế biết được rằng điều Nhật Bản lo ngại nhất là số phận của Thiên hoàng Hirohito, người dân xứ sở Phù Tang không muốn Hoàng đế của họ bị đối xử như một tù nhân chiến tranh.Người dân đã được cảnh báo trước khi thả bom
Mỹ đã thả hàng loạt tờ rơi xuống rất nhiều thành phố ở Nhật Bản, yêu cầu dân thường rời đi trước khi cho máy bay ném bom nguyên tử. Sau Tuyên bố Potsdam ngày 26/7/1945, kêu gọi Nhật Bản đầu hàng, các tờ rơi được thả xuống với lời cảnh báo về một "sự hủy diệt ngay lập tức" nếu Tokyo không làm theo yêu cầu đó.
Trong một bài diễn thuyết trên đài phát thanh, ông Truman cũng đề cập đến một "cơn mưa của sự tàn phá đến từ bầu trời, sự việc chưa từng nhìn thấy trên trái đất". Những hành động được phía Mỹ cho rằng đã cảnh báo trước về sự việc tấn công hạt nhân.
Tuy nhiên, không có một thông tin nào rõ ràng về việc Mỹ chọn thành phố nào làm mục tiêu của bom nguyên tử. Sự bỏ sót đó rõ ràng là có chủ tâm, bởi Mỹ lo sợ rằng Nhật Bản nếu được cảnh báo trước, có thể bắn hạ những chiếc máy bay chở bom của Washington.
Thêm vào đó, với việc các thành phố của Nhật Bản đã bị tàn phá từ trước đó bởi các vụ ném bom xối xả trong trận chiến khiến gần 100.000 người thiệt mạng tính cho đến tháng 3/1945, thì chẳng có lý gì mà Tuyên bố Potsdam hay bài phát biểu của Truman có thể nhận được sự chú ý đặc biệt.Vụ ném bom là nhằm chiếm được lợi thế ngoại giao trước Liên Xô và giúp Mỹ có được tấm bằng "master" về chính trị trước thời kỳ Chiến tranh Lạnh
Nhận định này được các nhà sử học theo chủ nghĩa xét lại đưa ra. Họ cho rằng các nhà lập pháp Mỹ khi đó hy vọng bom nguyên tử có thể kết thúc cuộc chiến với Nhật Bản trước khi quân đội Xô Viết tiến vào và giúp người Nga đóng một vai trò quan trọng trong công cuộc tái thiết hậu chiến. Sử dụng bom hạt nhân cũng có thể gây ấn tượng mạnh cho Xô Viết bởi đây là loại vũ khí mới chỉ có Mỹ sở hữu.
Trên thực tế, không phải vì lợi thế về ngoại giao mà chính quân đội Mỹ đã lên kế hoạch về thời gian thực hiện vụ tấn công. Hai quả bom được định sẵn sẽ thả ngay khi chúng sẵn sàng.
Các chính trị gia khi đó cũng có tác động đến quyết định lựa chọn mục tiêu tấn công của bom nguyên tử. Bộ trưởng Bộ chiến tranh Henry Stimson yêu cầu loại thành phố Kyoto, vì đây là biểu tượng của văn hóa và lịch sử Nhật Bản. Ông Truman cũng đồng tình với ý kiến trên.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ The Washington Post, nhật báo lớn nhất và là lâu đời nhất tại Washington D.C, Mỹ. Bên cạnh những tờ báo lớn khác như The New York Times, The Wall Street Journal và Los Angeles Times, The Washington Post thường đăng tải các phóng sự về Nhà Trắng, Quốc hội và những khía cạnh khác của chính phủ Mỹ.
BẠN ĐANG ĐỌC
Bí Ẩn Vũ Trụ
Bí ẩn / Giật gânĐiều gì khiến bạn thích thú vũ trụ bao la kia ? Bạn muốn biết những bí mật mà tin tức thông thường không có được ? Hãy đến với bản tin vũ trụ của tôi 😍😍😍 Cùng khám phá vũ trụ nào ( ͡° ͜ʖ ͡°) Bạn có thể yêu cầu điều bạn muốn biết với tôi. Tôi sẽ l...