Cốc vũ

158 5 0
                                    

Một trăn hạt giống được sinh ra từ mưa.. Mưa không đủ lớn , nhưng nó dẫn đến sự ra đời của trái cây nhỏ. Chúng ta và thế giới này va chạm nhau , đối mặt với những người không biết, đối mặt với những bất ngờ. Chấp nhận, không hiểu, bốc lửa, thiếu hiểu biết,cứng đầu khi mùa xuân kết thúc sẽ phác thảo hình dáng tương lai của bạn.

Bèo bắt đầu sinh sôi , những chú cúc cu vẫy cánh, chim đầu rìu đậu trên những cành dâu tằm

30°

Ngày thứ 19 đến ngày thứ 21 của tháng 4

Những ai đi trên con đường ít người theo đuổi sẽ luôn phải đương đầu với nhiều khó khăn

Tôi bắt đầu tìm giáo viên dạy đàn. Lúc đầu, tôi từng theo học hai giáo viên nhưng về sau cả hai đều từ chối dạy vì cùng một lí do.

Khi ấy nếu giáo viên lên lớp thì sẽ bắt đầu dạy từ cơ bản: như do mi sol. Học đánh kết hợp tay phải tay trái, học cách di chuyển ngón tay, học những bài hát đơn giản trước. Cứ liên tục lặp lại vòng tròn ấy.

Nhưng tôi thì lại ương ngạnh. Tôi thấy cách học như vậy khô khan quá. Nên tôi luyện tập không tuân theo các phương pháp tiêu chuẩn kia, mà dựa theo cảm xúc – những bản nhạc tôi có thể đọc được đều là những bản nhạc mà tôi muốn đọc. Ví dụ nếu giáo viên đưa tôi bản nhạc có các nốt sol do mi sol, nhưng tôi có thể sẽ đánh thành sol mi do sol, vì tôi thấy như vậy sẽ nghe hay hơn. Vì các nốt bên tay trái và bên tay phải khác nhau, các thanh cao và thanh trầm cũng khác nhau. Thường tôi sẽ không chơi theo bản nhạc, hay một khi tôi đã nhớ phần nhạc bên tay phải, sau đó tôi sẽ tự học cách đánh bên trái, bởi vậy bản nhạc nghe sẽ khá giống với bản mà giáo viên đánh, nhưng kèm thêm một vài giai điệu mới.

Giáo viên đứng bên và xem tôi đàn, nghe bản nhạc và sẽ cảm thấy bối rối: bản nhạc tôi chơi đúng, nhưng sao lại nghe khác với bản gốc? Giáo viên sẽ hỏi tôi tập như thế nào? Có phải tôi nhin vào bản nhạc của tay trái không? Tôi nói không , tôi tự mày mò đánh từng nốt. Tôi không nói với họ là tôi đã nhìn vào bản nhạc; nếu tôi không nhìn thì chính là không nhìn. Lúc mới bắt đầu, giáo viên sẽ nghĩ rằng đứa nhỏ này có sáng tạo riêng, nhưng làm như vậy lần thứ nhất, lần thứ hai rồi lần thứ ba, giáo viên sẽ không còn muốn dạy nữa. Cả hai giáo viên đàn chỉ dạy tôi có đúng 4 buổi trước khi họ nghỉ, nên tôi chỉ được học có 4 bản nhạc theo giáo trình tiêu chuẩn thôi, nhưng mà tôi lại ' quậy ' như vậy, nên kĩ năng đàn cơ bản của tôi chưa bao giờ được coi là chuẩn mực cả.

Tôi không biết người khác luyện tập ra sao, nhưng ngay từ đầu, tôi đã thấy, cho dù giai điệu có sẵn trên bản nhạc có hay đến thế nào, thì vẫn không thể sánh bằng những thanh âm mà tai trực tiếp nghe thấy. Khi nghe những bài hát mà hồi nhỏ tôi thích, tôi sẽ ghi nhớ lại giai điệu ấy trong đầu, và rồi tự mày mò trên phím đàn. Khi lớn hơn, được học cách đánh đàn bài bản, tôi vẫn không thay đổi quan niệm về quá trình biến đổi những gì mình nghe được thành thanh âm của chính mình.

Tôi chắc chắn rằng khoảnh khắc khi ngón tay chạm phím đàn, khi một nốt nhạc được vang lên, tai của chúng ta có thể nghe được, tất cả lỗ chân lông trên người cũng như đang cảm nhận sóng điện truyền qua không khí.

Cảm giác tựa như ' điện giật ' ấy sống động hơn bất kì kí tự nào trên bản nhạc.

Bây giờ khi nghĩ lại, tôi cảm thấy có lỗi với hai giáo viên đã từng dạy mình, không phải vì tôi sai hay vì họ dạy không tốt. Tôi vẫn luôn cho rằng không có chuẩn mực đúng hay sai gì trong việc học; mục đích ban đầu của mỗi người đều giống nhau, chỉ là phương thức học và quá trình đến điểm đích không giống nhau. Giáo viên dạy học theo khuôn mẫu tiêu chuẩn, ví dụ họ đưa bạn một cuốn sách và bạn chỉ việc học thuộc và hiểu nó. Nhưng tôi muốn nắm bắt những thanh âm từ bàn phím, với hy vọng có thể khiến chúng được vang lên một cách thú vị hơn và đẹp hơn, để chúng trở thành những thanh âm đã đẹp lại càng đẹp hơn.

Khi ấy, ngoài việc học, thời gian của tôi đều dành cho âm nhạc. Tôi thường ngân nga theo giai điệu, học nhạc lí. Tôi cảm thấy cuộc đời tôi chỉ cần âm nhạc là đủ, mọi thứ khác đều chỉ là phù du.

Nhưng tôi cũng rất lo lắng, vì hồi còn nhỏ tôi không học một cách nghiêm túc, nhưng lúc bấy giờ tôi lại muốn được học.

Tuổi 15, tôi bắt đầu sợ, nhưng cũng thêm phần quyết tâm làm những điều mà tôi thích, giống như một lữ khách sắp chết đuối vớ được cọc gỗ.

Tôi giống như một chú gà con dần có thêm chiếc mỏ nhọn, thêm lông, cánh chưa đủ cứng cáp nhưng mà đã cảm thấy không thỏa mãn với vỏ bọc kiên cố bao quanh mình rồi.

Thời khắc mà tôi thoát ra khỏi vỏ bọc ấy đã tới.

Tìm thấy chính mình, là cả một quá trình. Tài năng thôi chưa đủ, mà cần phải làm việc chăm chỉ.

Đứng vững tuổi 24Where stories live. Discover now