Lại nói về một sai lớn nhất của Lê Lợi đó là dung túng và cục bộ, cái này thì cũng không trác móc gì nhiều vị danh nhân có công giải phóng dân tộc Việt Nam này cả. Vì ai cũng muốn cho những người cùng quê hương của mình được lợi ích nhiều hơn một chút. Nhưng nếu vượt quá giới hạn thì nó sẽ gây nên hậu quả thật khôn lường.
Sự việc đó là ông ta có một đội thân binh mấy chục vạn người là tráng niên người xứ Thanh. Đây phải nói là đạo quân chủ lực chiến đấu với quân Minh, và trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn này máu của người xứ Thanh đổ nhiều nhất, mồ hôi của họ cũng là nhiều nhất, và nước mắt của những người mẹ người vợ người chi xứ Thanh cũng là nhiều nhất. Chính ra họ phải được tôn vinh như những anh hùng, được trọng vọng như những người con cưng của dân tộc. Ít ra họ chả thua kém gì đoàn quân chân đất áo vải của Quang Trung Nguyễn Huệ. Song lịch sử chưa một câu nào nhắc về chiến công của họ, chưa một dòng nào nhắc về sự hi sinh của người xứ Thanh. Nguyên nhân chuyện này lại bắt nguồn từ những chuyện không đáng có trong lịch sử.
Sau khi chiến thắng nhà Minh Lê Lợi định đô tại Thăng Long, với tính cách tin tưởng người cùng quê cùng xứ cảu mình Lê Lợi kéo toàn bộ vài chực vạn thân binh là người xứ Thanh ra Thăng Long và bố trí làm Cấm Vệ quân tại đây. Những người kiêu binh hãn tướng mới chiến thắng tại chiên trường khốc liệt tất nhiên là có sự tự mãn của mình. Từ những anh nông dân chân lấm tay bùn không hiểu bao nhiêu đạo nghĩa, bị đào tạo thành những cỗ máy giết chóc vứt vào chiến trường toàn máu và lửa thì phần con sẽ nhiều hơn phần người. Rồi họ lại bị vứt vào một môi trương xa hoa phù phiếm như cố đô văn hiến ngàn năm Thăng Long Kinh Thành. Bi choáng ngợp, bị hấp dẫn bởi tiêng bạc, xa đọa, bị mờ mắt bởi những cô gái thanh tao trắng trẻo xinh đẹp của mảnh đất cố đô. Tất nhiên điều gì đến sẽ phải đến, những anh nông dân khốn khổ vô tội từ từ con đường từ một anh nông dân chất phác biến thành dã thú không tính người. Thật ra bất kì người dân tỉnh thành nào cũng sẽ gặp phải trường hợp này. Những kiêu binh hãn tướng đó bắt đầu tìm mọi cách hà hiếp bách tính Thăng Long thành, chặn đường cướp thương nhân, trêu ghẹo con gái nhà lành, hành hung trai tráng Thăng Long nếu chống đối lại họ.
Những lúc này người cầm đầu anh minh sẽ là những người ước thúc bộ hạ. Giết gà dọa khỉ, đưa quân đội vào quy củ... hoặc tốt nhất là chuyển bớt kiêu binh đi ra ngoài mà thay bằng một số lực lượng bản xứ tạo nên sự cân bằng, đây là thuật đế vương. Vậy nhưng Lê Lợi tính bao che cho thủ hạ trung thành đã có công hãn mã giúp minh dăng ngôi vị. Lúc ấy lòng tự kiêu vì hắn đã làm đế vương nên không còn nghe can dán như thời mới khởi nghiệp một nắng hai sương nữa. Giá mà vị đế vương này nghe lời khuyên của Nguyễn Trãi thì mọi chuyện sẽ khác. Thế nhưng Lê Lợi lại hoàn toang dung túng Thân quân làm càn, mà coi đây là một sự bù đắp cho sự hi sinh của người xứ Thanh. Nhưng đây là suy nghĩ không nên có ở một bậc đế vương. Nhưng cũng nên thông cảm vấn đề này, thời buổi đầu dựng nước, quốc khố eo hẹp, dân chúng đói khổ lầm than thì lấy đâu ra thuế má. Không có tiêng tài để ban thưởng cho các công thần thì đây hẳn cũng là một cách.
BẠN ĐANG ĐỌC
Ngược về thời Lê Sơ (Tái Bản)
Historical FictionTác giả: St. John Thể loại: Quân Sự, Lịch Sử, Xuyên Không, Cổ Đại Nguồn: Truyện Của Tui Trạng thái: Đang ra NGƯỢC VỀ THỜI LÊ SƠ (TÁI BẢN) Đánh giá: 8.0/10 từ 62 lượt Tên khác: Trở Về Thời Lê Sơ (Soán Lê) Một cơn gió quái ác xuất hiện cùng thiên...