Chương 44: Vũ khí nguy hiểm nhất

39 4 0
                                    

Thời gian đi về đảo Phượng Hoàng nhanh hơn nhiều so với lúc đi, thứ nhất là thuận gió, thứ hai đó là không phải đi vòng vèo. Đến ngày 15 tháng 4 thì thuyền đã cập bến, tất cả nhân viên, binh sĩ đều dời thuyền mà lên bờ, chỉ còn một số quân sĩ ở lại làm nhiệm vụ canh gác mà thôi. 

Lang binh đã được xây dựng một doanh trại riêng hẳn hoi đàng hoàng bên cạnh doanh trại chính của Thần quân. Giờ đây khu Lang binh doanh trại cực kì nhộn nhịp với đủ thành phần. hải tặc tự phân thành một khu, binh lính hoa hạ tự ôm thành một đoàn, 200 công tượng đóng tàu cũng ngồi một góc. Nhưng trong này có sự phân cấp hẳn hoi. Lang binh ma cũ tức là bọn hải tặc bắt nạt ma mới nên chọn chỗ tốt nhất, trung tâm nhất, sau đó đến các binh lính Đại Minh đã đầu hàng. Lũ công tượng bị ức hiếp quen rồi nên cũng cam chịu mà nhận những chỗ không được tiện lợi cho lắm. 

Giờ đây Cầm Bành không lãnh đạo nhóm quân Đại Minh đã đầu hàng nữa mà hắn đã chuyển lên làm tham mưu chính thức cho Nguyên Hãn. Toàn bộ Lang binh quy về cho Mã Diễn quản lý, nhưng tên Mã Diễn thì đang buồn rười rượi vì hắn thà bỏ luôn chức thống lĩnh Lang Binh mà làm người theo bên cạnh Nguyên Hãn còn hơn. Đi theo bên cạnh chủ tướng sau này cực kì dễ được cất nhắc đấy. Xong cũng đành chịu thôi vì Cầm Bành xuất thân cao hơn hắn nhiều, gã này là tướng quân tứ phẩm chắc chắn khả năng điều binh khiển tướng phải hơn loại mèo ba chân như Mã Diễn rồi. 

Lúc này đây Nguyên Hãn và Cầm Bành đang bàn bạc về chuyện trang bị vũ khí cho 4 chiếc chiến thuyền vừa thu được. Đây chính là bốn chiếc Phúc Thuyền cỡ lớn của thủy quân Phúc Kiến, đây là một trong những kiểu đại chiến hạm của quân Đại Minh. Chỉ có Lâu Hạm cỡ lớn mới có thể vượt mặt loại Phúc Thuyền này về kích cỡ mà thôi. Bốn chiếc chiến thuyền thu được cũng có chút ít khác nhau, ba chiếc Phúc thuyền bình thường chỉ là ba tầng, độ dài ít hơn một chút là 100m rộng 45m. Còn chiếc Tướng Hạm thì dài đến 120m rộng 55m và có 4 tầng. 

Phúc Thuyền hay còn được gọi là Thuyền Đại Hiệu ở Việt Nam có 3 tầng, tầng đáy dùng để chứa đồ, và cũng là nơi chứa vật nặng nhằm cân bằng trọng tâm thuyền khi gặp gió bão. Tầng thứ hai là để cho binh lính nghỉ ngơi và có cầu thang lên xuống. Tầng thứ 3 là để đành cho các tay chèo. Mặt sàn boong tàu mới dùng để chiến đấu. Trên đó có các Nỏ loại lớn, tấm chắn che tên v.v... Đặc biệt trên sàn thuyền còn có tổng cộng 10 khẩu Pháo thần cơ khổng lồ bằng đồng. Trước sau đều bố trí một khẩu pháo lợi này, hai bên đều có 4 Pháo thần cơ hơi nhỏ hơn một chút. Phía trên cùng có một cái lâu các ở phía cuối của Chiến thuyền, đây là vị trí dành cho quan chỉ huy. Tướng Hạm thì cấu tạo cũng tương tự nhưng có thêm một tầng thứ tư được chế tạo các khoang cửa sổ đều bố trí nỏ lớn để tấn công thuyền địch. 

Nguyên Hãn rất không ưng ý với những thiết kế này của Chiến Hạm. Thứ nhất chúng là thuyền đáy bằng, mực ngậm nước quả thật quá nông, mà lại chế tạo khá cao tạo nên sự mất cân đối nêu gặp phải sóng to rất dễ lật. Điều này cũng đều là tư tưởng thích to lớn của người Á Đông. Không phải họ không biết chế tạo tuyền Long cốt đáy nhọn, nhưng những thuyền này thường bị hạn chế chiều dài. Thuyền long cốt cần một cây gỗ chính làm "xương sống" cho thuyền kéo dài từ đầu tới đuôi thuyền. Từ đó mới cắm các thanh ngang mà mà cấu tại thành "xương sườn" của thuyền. Nhưng loại thuyền này ngậm nước rất sâu nên không thể hoạt động trong song ngòi một cách thởi mái, rất dễ mắc cạn. Kích cỡ thì bị bạn chế bởi "xương sống" thế nên chế tạo được một cái thuyền dài 50m đã là rất khó. Kiếm đâu ra những cây gỗ dài cả trăm mét bây giờ. Mà với tư tưởng người Á Đông thích các công cụ chiến tranh to lớn thì loại Long cốt hạm này bị loại ra khỏi tầm suy nghĩ, công nghệ đóng thuyền long cốt dần mai một. 

Ngược về thời Lê Sơ (Tái Bản) Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ