Binh sĩ của Quảng Đông đa phần là người dân tộc Mân Việt, họ chiến đấu cực kì anh dũng và liều mạng. Nhưng tính kỉ luật lại rất thấp. Một khi nhóm quân kiểu này tan rã thì muốn tụ tập họ lại thành đội hình cực tốn thời gian, vậy nên khi các chỉ huy của quân cảng sắp xếp được đội hình của tầm 1000 lính Mân Việt thì quân Đại Việt đã đổ bộ thành công 500 lính và chiếm lĩnh đầu cầu tàu. Tiếp theo đó vẫn có quân sĩ tiếp tục từ hai thuyền chiến còn lại tiếp tục đổ bộ.
Tầm 500 quân của Đại Việt bao gồm 200 đao thuẫn và trường thương binh do Hổ doanh và Lang binh kết hợp lại. Phía sau họ là 300 cung thủ của Ưng doanh cộng thêm 20 nỏ phóng lựu của Hỏa doanh. Tất cả đều xếp thành trận hình nghiêm mật thuẫn bài dựng sẵn, nhiệm vụ của họ là phải cầm cự được trước đợt tấn công đầu tiên của quân Giang Môn. Tạo điều kiện để quân Đại Việt có thể dọn dẹp trướng gại vật để đưa hai chiến hạm áo Súng Thần Công kiểu mới vào sát đầu cầu cảng, khi ấy với sự yểm trợ pháo mới và đại nỏ phóng lựu thì họ mới có thể đảm bảo an toàn chiếm toàn bộ cầu cảng mà không có mấy thương vong.
Quân Giang môn còn lại tổng cộng 5000 quân, thế nhưng họ chỉ có thể ngay lập tức tung vào 1000 binh để chiếm lại càu tàu mà thôi. Lí do một phần là quân lính là người Mân Việt vô tổ chức, phần còn lại là địa hình nơi càu tàu không quá rộng để tung nhiều binh lực vào. Là thủy quân vậy nên Giang Môn cũng có khá nhiều cung thủ. Họ cũng xếp thành thuẫn tương phía trước, cung thủ phía sau mà tiến lên, tính toán của quân sĩ Đại Minh là dùng số lượng cung thủ nhiều gấp đôi địch nhân dùng viễn trình công kích để xé toang đội hình phía trước sau đó mới chạy nước rút mà tấn công.
Khoảng cách hai bên chỉ còn lại 200m, để duy trì thuẫn tường nên quân Giang Môn cũng không thể tiến nhanh quân được. Chỉ còn 50m nữa là tiến vào vùng có thể xạ kích của cung thủ bên mình, và cũng là của quân địch vậy nên quân Đại Minh hết sức cẩn thận.
Nhưng đúng lúc này thì tiếng xé gió vang lên, một loạt mũi tên từ hậu quân Đại Việt vẽ nên một đường cong tuyệt đẹp trên bầu trời mà rơi xuống phía sau thuẫn tường của quân Đại Minh. Ở cái thời đại vũ khí lạnh này thì cung tiễn chi cần hơn nhau 10m thôi đã là một vấn đề rồi huống hồ chênh lệch nhau đến gần 80m tầm xa. Với 300 cung thủ Longbow quân Đại Việt đã chiếm hoàn toàn ưu thế trong đợt giao phong đầu tiên. Cả trăm cung thủ Mân Việt ngã xuống trong vũng máu, tiếng la hét chửi bới vang lên inh ỏi. Đúng là tiếng chửi bới chứ không phải gào khóc, quân Mân Việt dã tính khác xa quân sĩ người Hán của Đại Minh. bị đả kích nặng nề họ lại chửi bới và kích động chứ không sợ hãi.
Lại một loạt tên tiếp theo được bắn ra, ở cái thời này có lẽ chỉ có cung thủ của rùng Thần mới mang theo tấm khiên to bản có chân chống, cung thủ của các thế lực khác hoàn toàn là hai tay trống không chỉ có cung và tên mà thôi. Vậy nên đợt đả kích tiếp theo trong vòng 5 giây vẫn thu được hiệu quả tương tự, một loạt cung thủ Mân Việt máu tươi ba thước mà nằm lại với đất mẹ. Lần này các cung thủ được lệnh bắn nhanh nhất có thể, kể cả sau đó hai tay không thể hoạt động một thời gian cũng được. Vì địch nhân đông gấp 4 lần quân Đại Việt nếu để họ tiếp cận thì quả là tai nạn. Cung thủ bình thường sẽ là 20 giây bắn một mũi tên để cho cơ bắp được thư giãn và nạp lại năng lượng, do đó họ có thể chiến đấu được rất lâu, có lẽ sẽ bắn được 20 đến 25 mũi tên. Nhưng lần này tốc độ bắn lên tới 5 đến 7 giây một mũi tên nên đảm bảo chỉ cần bắn xong 10 mũ tên thì mấy gã cung thủ này sẽ không nhấc nổi tay lên trong vòng vài tiếng đồng hồ. Nhưng việc hi sinh như vậy là rất cần thiết trong hoàn cảnh này. Từng đợt mũi tên vù vù vang lên trong không gian thu gặt tính mệnh của cung thủ Mân Việt.
BẠN ĐANG ĐỌC
Ngược về thời Lê Sơ (Tái Bản)
Tarihi KurguTác giả: St. John Thể loại: Quân Sự, Lịch Sử, Xuyên Không, Cổ Đại Nguồn: Truyện Của Tui Trạng thái: Đang ra NGƯỢC VỀ THỜI LÊ SƠ (TÁI BẢN) Đánh giá: 8.0/10 từ 62 lượt Tên khác: Trở Về Thời Lê Sơ (Soán Lê) Một cơn gió quái ác xuất hiện cùng thiên...