Cả tám chiếc Mông Đồng thuyền được dùng dòng dọc thả trượt từ từ xuống mặt biển theo máng gỗ đặc biệt. Nhứng tay chèo và xạ thủ đều đã yên vị trong Mông Đồng thuyền. Tám chiếc Mông Đồng rẽ sóng mà lao về phía trước, loại thuyền nhỏ với vận tốc khả quan này ngoài việc đánh chặn ra còn có thể đảm nhận chức năng do thám một cách tuyệt vời. Tám chiếc Mông Đồng thuyền rẽ sóng mà lướt lên phía trước. Phía sau chúng là một dãy bọt nước trắng xóa đang lóc lóc cuộn lên. Đây là hệ quả của chân vịt quay tạo nên lực đẩy. Nếu có người hiện đại ở đây mà không biết có thể nghĩ rằng cái thuyêng Mông Đồng này là cano gắn động cơ có công suất hơi nhỏ chút.Chỉ còn cách quân cảng Giang Môn 4km nhưng hạm đội quân rừng Thần không hề gặp bất kì một đội thuyền tuần tra nào của Quảng Đông thủy quân. Đây là một sự tắc trách quá lớn của Thủy quân nơi đây, có thể là họ chủ quan, cũng có lẽ là một nguyên nhân nào khác. Tóm lại việc lơi lỏng của thủy quân nhà minh tạo điều kiện rất thuận lợi cho hạm đội quân Nguyên Hãn tiếp cận quân cảng.
Mãi đến khi quân Đại Việt tiếp cận 2km thì danh trại quân cảng Giang Môn mới nhốn nháo tiếng cảnh báo, kẻng báo động rồn rập vang lê khắp nơi. Binh lính như kiến trên chảo nóng mà bó lộn xộn khắp trốn, người chuẩn bị vũ khí, kẻ hùng hục chạy lên càu tàu để lên thuyền chuẩn bị chiến đấu.
Quân cảng Giang Môn cũng như cấu tạo của rất nhiều quân cảng khác ở thời này, đó là được thiết lập trong một vùng nước biển đủ sâu để neo thuyền. Tiếp đó vùng này phải giống như một cái vịnh mà lõm vào trong đất liền. Do đó chỉ cần thiết lập cầu phao và lưới giăng phía ngoài vịnh là trở thành quân cảng nội bất xuất ngoại bất nhập. Hai bên mép vịnh quân cảng thường bố trí các chòi cao kiên cố để phòng chống địch tập quân cảng. Xong việc quan trọng nhất là phải tuần tra cẩn thận, vì loại quân cảng như thế này việc xuất quân đồng loạt là không thể, mà chỉ có thể lần lượt từng tàu đi ra. Nếu để địch nhân áp sát thì rất khó khăn.
Quân cảng Giang Môn có cả thảy 23 chiến hạm lớn nhỏ khác nhau, lớn nhất là Phúc Hạm dài 53m rộng 20m, loại nhỏ coa các thuyền va chạm kiểu tương tự Mông Đồng của Đại Việt. Hai bên lối vào quân cảng có vách đá nhô khá cao tạo nên một khoảng thiên nhiên bình chướng cho nó. Trên hai vách đá này có xây đựng các đài gỗ khá lớn chứa cung thủ,và một số súng thần công cỡ to, cự nỏ cũng có khá nhiều. Có lẽ vì có hai bên công sự hoành tráng như vậy bao bọc nên họ không hề sợ bị tập doanh, việc tuần tra trở nên lười nhác.
Trong khi binh lính Giang Môn đang đổ ra cầu tàu dài ngoằng để tiến lên thuyền chiến của họ thì hạm đội của Nguyên Hãn đã tiếp cận vị trí hai cứ điểm phòng thủ trên núi đá vôi hai bên quân cảng rồi. Trong khi đó tám chiếc thuyền Mông Đồng chứa ngư lôi đã tiếm cận cầu phao đang khóa kín lối ra vào của quân cảng. Tám chiếc Mông Đồng thuyền có nhiệm vụ phá tan hai ụ tời kéo cầu phao, từ đó sẽ khóa chặt chiến hạm của Giang Mông trong quân cảng. Nếu lính Giang Môn muốn Giải phóng cầu phao mà không có bàn tời thì cực kí tốn công sức và thời gian.
BẠN ĐANG ĐỌC
Ngược về thời Lê Sơ (Tái Bản)
Ficção HistóricaTác giả: St. John Thể loại: Quân Sự, Lịch Sử, Xuyên Không, Cổ Đại Nguồn: Truyện Của Tui Trạng thái: Đang ra NGƯỢC VỀ THỜI LÊ SƠ (TÁI BẢN) Đánh giá: 8.0/10 từ 62 lượt Tên khác: Trở Về Thời Lê Sơ (Soán Lê) Một cơn gió quái ác xuất hiện cùng thiên...