Chương 35: Lão binh cận chiến

20 4 0
                                    

Chờ đợi là một chuỗi ngày dài dằng dặc, do vũ khí vẫn chưa đủ nên quân bổ xung vẫn chưa hoàn toàn tập trung sau cả tháng chờ đợi. Chỉ có 150 lão binh đao thuẫn thủ đã có mặt trên đảo Phượng Hoàng, cộng thêm 50 lão binh đao thuẫn thủ có sẵn thì đội quân cận chiến của Nguyên Hãn đã có tầm 200 người. Đừng khinh thường 200 người này mà nhầm to, sức chiến đấu của họ là không phải bàn cãi. Vì họ chính là lão binh hàng thật giá thật trước đây họ đã tham gia nhiều chiến dịch với Chiêm Thành, sau đó là bảo vệ Nguyễn Anh cha của Nguyên Hãn thoát vòng vây. Tuy họ vị đánh tan do số lượng quân của Hồ Quý Ly quá đông nhưng những người sống sót giờ đây toàn là tinh anh trong tinh anh. Mà độ tuổi của họ vây quanh tầm 30 đang là thời kì đỉnh cao của sức khỏe. Phải nói độ chính của đội quân này là vừa đủ, điểm rơi phong độ là đỉnh phong. 

Trang bị của họ là thuẫn bài cao 1m rộng 6cm được đúc bằng 4 lớp, gồm hai lớp lưới thép mỏng nằm giữa 3 lớp mây ngâm dầu sau đó dùng keo cây sơn dán lại với nhau. Bốn lớp này được ép cho dính chặt với nhau bởi hai cái đe nặng cả chục tấn, dùng sức gia súc để kéo lên đè xuống. Điểm lợi hại của chiếc khiên này đó là Chắc chắn, nhẹ linh hoạt và che chắn cực tốt. Đao kiếm mà muốn chém vỡ được cái Khiên này thì không bỏ ra vài chục nhát chém là không thể được. Ý tưởng của cái khiên này là từ kính chống đạn mà ra. Đơn giản kính chống đạn là gồm nhiều lớp kính dán lại với nhau tạo hiệu quả chống đạn thì Nguyên Hãn cũng bày tỏ quan điểm này với công tượng. Và yêu cầu họ làm như vậy. 

Khiên bản to bọc thép của quân Minh hoặc quân Đại Việt căn bản không thể dùng một tay để cầm rồi chiến đấu. Loại khiên bọc thép nặng nề đó được vác bằng hai tay, lúc đánh nhau thì đặt trên đất xếp thành phòng thủ tường. Muốn di chuyển thì phải nhấc lên di dời từng bước một. Căn bản nếu muốn xung phong thì phải vứt khiên xông lên chiến đấu. Khiên một tay của Á Đông là khiên tròng nhỏ đườn kính từ 50 đến 60cm, được làm bằng các tấm gỗ ghép lại phía chính tâm có hoặc không khảm một lớp vòng đồng hay cũng có thể à gang thép nhỏ tầm 20cm đường kính. Lọai khiên một nay này vừa nhỏ nhưng linh hoạt xong khả năng đỡ tên rất có hạn. Cấu tạo của nóa là phẳng lì nên rất dễ vỡ nếu gặp lực chém mạnh. Kế đó loại khiên nhỏ dùng lực chính của cánh tay mà chống lại lực chém nên cánh tay rất dễ gãy. Tất nhiên đó là do đặc thù thể chất người Châu Á kém thôi. Loại khiên tròn này ngươid Bắc Âu mà đặc biệt là dân ViKing sử dụng cực kì hiệu quả. Bọn họ có lực cánh tay cực lớn vậy nên Khiên của họ được chế tạo bởi gỗ cứng, đai thép chắc chắn. Phần trung tam lại càng là một khối thép hình vòng cung khiến cho lực chém sẽ bị trượt qua hai bên. Còn khiên bản to thì người La Mã cà Hy Lạp dùng, phải nói những con trâu mộng này vậy mà vác loại Khiên thép cao lớn chay băng băng vung vẩy quả thật rất quái vật. 

Nhưng đặc điểm người châu Á nhỏ bé lực thấp, đặc biệt là người phương Nam thường nhỏ hơn người phương bắc do vậy thiết kế khiên của Nguyên Hãn phải có đặc điểm chung hòa mọi thứ. Khiên của chiến binh rừng Thần tuy khá cao to nhưng lại không hề nặng chỉ tầm 3,5 kg mà thôi. Mây là một thứ phổ biến của Đại Việt, rất dai và bền chắc nếu ngâm dầu. Từ thời Tam Quốc thì người Trung quốc đã bắt trước các bộ tộc Bách việt chế tạo loại áo giáp mây đao khiếm bất xâm này. Điển hình nhất là quân Thục của Lưu Bị dùng loại giáp này đã dành những chiến thắng vang dội. Nhưng nó có một đặc điểm là bắt lửa do ngâm dầu. Chính vì thế mà Lục Tốn có thể thiêu chết 50 vạn quân Thục trong trận chiến Thục Ngô. Nhưng khiên của Nguyên Hãn là dùng các lớp mây đã ép mỏng dán cùng lưới thép mỏng sau đó tráng nhựa cây sơn bên ngoài. Khả năng phòng hỏa là tuyệt đối. Độ bên còn mạnh hơn cả khiên bằng tấm thép mỏng, do đặc tính cực bền dai của cây mây. Khiên của quân rừng thần là bản to hình vòng cung nên chống tên và đao kiếm hoặc giáo đâm là cực tốt vì chúng sẽ bị trượt qua hai bên. Thêm vào đó khiên này có thể dựa cả vào lực của vai để tì do dó khó có thể gây gãy xương cánh tay. Chỉ cần là một thiết kế nhỏ của tương lai thế nhưng nó sẽ chiếm ưu điểm tuyệt đối trên chiến trường. 

Thứ đến các Chiến binh cận chiến này được trang bị giáp vảy rồng toàn thân, xong những vị trí không trí mạng sẽ trang bị vảy rồng thép mỏng hơn nhiều để tránh trọng lượng tăng quá nhiều. Mũ thép là trơn bóng không có các điểm trang trí nào. đây là kiểu mũ của chiến binh Spata chỉ có một hình chữ T ở trước mặt để nhìn và khe thở. Với thiết kế trơn không họa tiết thì mũi tên, đao thương khi tiếp cận rất dễ bị trượt ra ngoài. Mũ này có một nhược điểm là cực nóng vào mùa hè ở những nước cận nhiệt đớn. xong những binh sĩ cũng chỉ đội lên trong khi tác chiến mà thôi. 

Tiếp theo mới là điểm chết người của các chiến binh này, họ đều được trang bị một khẩu súng ngắn hỏa mai. Đảm bảo khi kẻ địch còn cách 70m thì họ có thể thoải mái nổ súng, cất súng vào bao, cầm thương hoặc rút đao chiến đấu. Chiến thuật này là Nguyên Hãn lấy từ người La Mã, họ có một đội quân chuyên phóng lao xông lên phóng vào đội hình địch nhân để phá vỡ đội hình, sau đó thương thủ hai tay không cầm khiên sẽ xông lên chọc một lượt. Tếp theo đó mới là Nhóm quân kiếm hai lưỡi cầm Thuẫn xông lên dánh sâu vào đội hình đối phương xé chúng ra làm nhiều mảnh. Chiến thuật này đã từng hùng bá Châu Âu nhưng nó đã hết thời rồi. 

Nguyên Hãn chỉ là học tập cái tinh túy trong phương trận La Mã thôi. Việc các loại Binh chủng như lao, thương, kiếm hai lưỡi phối hợp xông lên lui xuống như vậy rất dễ trục trặc gây loạn đội hình. Chiến binh cận chiến Rừng thần đảm nhận cả 3 loại binh chủng này. Rút súng ra họ không khác gì các chiến binh ném lao. Cầm thương lên họ thành thương thủ, bỏ thương rút kiếm hai lưỡi thì họ lại biến thành mũi nhọn thọc sâu chia cắt đối phương. 

Nhưng công việc chính của nhóm 200 chiến binh lão luyện này lại không phải tấn công mà là bảo vệ an toàn cho 500 cung thủ phía sau của họ. Tránh cho địch thân tiếp cận mà giết hại cung thủ. Đây lại là chiến thuật của quân Anh trong trận chiên trăm năm với người Pháp. Nói chung là chiến thuật Nguyên Hãn vẽ ra rất không giống ai, nó là tổng hợp của rất nhiều trường phái. có cả Đông Tây kết hợp, hiện đại cổ điển mà thành. 

Nói đến Lê gia với ông cậu Lê Trung Trực quả thật rất cường đại. Họ không có nhiều ruộng đất như Lê gia ở Lam Sơn Thanh Hóa nhưng sức mạnh trong thương nghiệp của họ rất hùng hậu. Nhận được thư trình bày của Nguyên Hãn vậy mà Lê gia điều động gần chục thuyền buôn cả tháng nay chạy như thoi đưa tiếp tế nguyên liệu cho Nguyên Hãn tại đảo Phượng Hoàng. 

Chỗ của cải thu được của cướp biển thì Nguyên Hãn đã vận chuyển cho Lê gia để đổi thành bạc trắng mua bán các vật liệu cần thiết. Tổng cộng số của cải ấy bán đi thu được tầm 1 vạn ba ngàn lượng bạc. Nhưng số vật tư Lê gia vận chuyển cho Nguyên Hãn đã vượt qua 5 vạn lượng rồi. Số tiền này đã gần gấp ba lần tổng số tiền Nguyên Hãn đã đầu tư cho doanh trại của hắn tại Rừng Thần. Nguyên Hãn lắc đầu mà than thở cậu của hắn hay cũng là bố vợ tương lai của hắn quả là người giàu có a.

Ngược về thời Lê Sơ (Tái Bản) Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ