CHƯƠNG 3 : Sức mạnh của tính dễ bị tổn thương

345 0 0
                                    




Đa số đàn ông khi nghe đến cụm từ "dễ bị tổn thương", phản ứng tức thời của họ là liên hệ nó với sự yếu đuối. Nhìn chung, phái nam được nuôi dạy kìm nén cảm xúc, che giấu sự yếu đuối, và không màng đến nội tâm. Trên hết, đa số các lời khuyên tán tỉnh thường thấy đều động viên các chàng trai trở nên tách biệt, khó gần, thích phê phán và đôi lúc còn là chỉ trích phụ nữ.

Đàn ông có rất nhiều nhận định tiêu cực về quan điểm trở nên dễ bị tổn thương và mở lòng với những cảm xúc. Nhiều khả năng điều đó sẽ khiến bạn nghi ngờ và khó chịu khi đọc chương này.

Đừng lo, tôi sẽ không bảo bạn nắm tay một nhóm người rụt rè bẽn lẽn và đồng thanh hô những câu như, "Tôi yêu bản thân và là một người hạnh phúc."

Tôi muốn bạn nghĩ về tính dễ bị tổn thương theo một hướng rộng hơn. Không chỉ là dễ bị tổn thương về cảm xúc (ta sẽ bàn về điều này), mà còn dễ bị tổn thương về cơ thể, dễ bị tổn thương về xã hội.

Ví dụ, trở nên dễ bị tổn thương không chỉ có nghĩa là sẵn lòng chia sẻ những nỗi sợ và bất an. Nó có thể mang ý nghĩa đặt bản thân vào trường hợp mà bạn có thể bị từ chối, kể chuyện cười mà không mắc cười, quả quyết với một ý kiến có thể gây phật lòng người khác, ngồi cùng bàn với những người bạn không quen, nói với một cô gái rằng bạn thích nàng và muốn cùng nàng hẹn hò. Tất cả những điều trên đòi hỏi bạn phải bằng một cách nào đó trở nên mạnh dạn. Bạn đang khiến bản thân trở nên dễ bị tổn thương khi làm những việc ấy.

Bằng cách này, tính dễ bị tổn thương đại diện cho một dạng sức mạnh, một thứ sức mạnh thâm sâu và khó nhận thấy. Một người đàn ông có khả năng làm mình trở nên dễ bị tổn thương sẽ nói với cả thế giới rằng, "Tôi không quan tâm bạn nghĩ gì về tôi; đây là con người thật của tôi, và tôi không là bất kỳ ai khác." Anh ta sẽ nói rằng anh ta không túng quẫn và có địa vị cao.

Đa số mọi người cho rằng người đàn ông dễ bị tổn thương là người co rúm ở góc phòng và cầu xin người khác chấp nhận mình hoặc không làm tổn thương mình. Đây không phải là tính dễ bị tổn thương, mà là sự nhu nhược và túng thiếu.

Hãy nghĩ theo hướng này, có hai người đàn ông. Một người có dáng đứng thẳng, luôn nhìn về phía trước. Luôn nhìn vào mắt người đối diện khi trò chuyện. Nói ra những suy nghĩ của mình và không quan tâm người khác nghĩ gì về anh ta. Khi mắc lỗi, anh ta không lấy làm nghiêm trọng và có khi còn xin lỗi. Khi tệ một việc gì đó, anh ta thừa nhận. Anh ta không ngần ngại thể hiện cảm xúc, ngay cả khi điều đó khiến anh bị từ chối. Anh ta vẫn có thể tiến tới với người không từ chối mình, nhưng thích anh bởi chính con người của anh.

Bây giờ, người đàn ông thứ hai có dáng người gù gù, mắt đảo xung quanh và luôn cảm thấy không thoải mái khi nhìn thẳng vào ánh mắt người đối diện. Anh ta khoác lên mình vẻ khó gần. Anh ta né tránh những chủ đề có thể gây khó chịu cho người khác, và đôi lúc còn nói dối để tránh mâu thuẫn. Anh ta luôn cố gắng gây ấn tượng với người khác. Khi mắc lỗi, anh ta đổ thừa cho người khác hoặc giả vờ như không có gì xảy ra. Anh ta che giấu cảm xúc và sẽ cười nói với mọi người rằng mình ổn nhưng thực chất là không. Anh ta cực kỳ sợ bị từ chối. Và khi bị từ chối, anh ta trở nên quay cuồng, giận dữ, và tìm cách giành lại tình cảm từ người không thích anh ta trong tuyệt vọng.

QUYỄN RŨ BẰNG SỰ TRUNG THỰCWhere stories live. Discover now