"Làm gì có ai có thể vì một người sống chết không từ mà không đòi hỏi một thứ gì cơ chứ. Đòi hỏi người kia phải tin tưởng vô điều kiện, yêu mình bán sống bán chết, hay ít nhất cũng phải đáp trả lại mình. Âu đó cũng là con người, cho đi nhất định phải nhận lại." -Trích lời Hàn Dĩnh Ly.
Sau khi kết thúc bữa sáng, cô lại nghĩ về những gì mình sẽ làm trong hôm nay. Có lẽ sẽ bắt đầu với học chữ trước nhỉ. Thật ra chữ viết của Khuynh Càn địa lục cơ bản giống với chữ Trung giản thể, nhưng nó ít nét, phiền phức và dông dài hơn nhiều. Nhưng do cô có cơ bản học nói rồi nên học viết cũng không quá khó khăn. Tuy ngoại ngữ của cô chưa từng là mặt vượt trội hay ưu điểm, nhưng cũng không có nghĩa nó là khuyết điểm. Kiếp trước cô dù gì cũng thông thạo ba loại ngôn ngữ phổ biến là: tiếng Anh, tiếng Nga và tiếng Trung. Người ta truyền miệng câu nói " phong ba bão táp không bằng ngữ pháp nước ta", phong ba bão táp cô cũng vượt đã rồi, thì chắc chút ngữ pháp sẽ không thể làm khó cô đâu nhỉ? Theo cô đánh giá trong vòng 3-5 tháng nữa, ngữ pháp nơi đây sẽ không thành vấn đề của cô nữa.
Tiện thể cô cũng rèn cho chữ đẹp một chút. Kiếp trước chữ viết của cô quả thật tương đối khó nhìn, mà vì bận rộn đủ thứ việc nên chẳng khi nào dư thời giờ để luyện lại chữ. Bây giờ cái cô thừa nhất lại thời gian, thế thì sao không tận dụng. Người để hụt mất cơ hội, thì người đó chắc chắn không thể là cô được.
Nhưng mà phải cẩn thận từng ly từng tí để rèn chữ thì quả thật nó lại làm khó cô. Từ kiếp trước tới kiếp này cô chưa từng để tâm đến sự cần ba cái thứ tỉ mỉ này. Thật là làm biếng quá đi à! Nhưng rồi cô lại nghĩ, việc luyện chữ cỏn con này còn có thể làm cô nhụt chí thì tương lai cô sẽ phế vật tới mức nào. Nghĩ đi rồi lại nghĩ lại, cô quyết tâm cắn răng rèn chữ. Viết từng nét từng nét thật tỉ mỉ, nhẹ nhàng. Không phải ngày xưa cô cũng rất làm biếng tập thể dục cường độ cao sao. Nhưng tới bây giờ nó cũng đã trở thành một thói quen rồi đấy, không phải sao. " Bà mày đã quyết tâm thì không ai có thể cản. Dù là trời, là đất, huống chi là một con người nhỏ bé! "
Học đọc, và luyện chữ được hơn một canh giờ cô thầm nghĩ phải ra ngoài hít thở không khí chút. Cứ thế này thì ngộp chết cô mất. Nghĩ là làm, cô nhấc chân bước ra khỏi ngoài phòng đi dạo. Tới hoa viên, cô chợt thấy một mĩ nam tử đang vuốt ve khúm hoa mẫu đơn đỏ thắm, tuyệt mĩ. Hoa đã đẹp, sắc đẹp của nam nhân nọ còn kiêu sa, lộng lẫy hơn vài phần. Dùng từ kiêu sa, lộng lẫy thì quá không thích hợp với một nam nhân. Nhưng quả thật sắc đẹp của hắn chỉ thể dùng những từ ấy để miêu tả. Đôi lông mày thanh mảnh hếch lên, mang theo phần sắc tình. Đôi mắt xanh ngọc lơ đãng mang một vẻ đẹp kì lạ được che khuất bởi hàng lông mi đen dài rủ xuống. Hiệu ứng" đàn ty bà che nửa mặt" này càng khiến cho người ta thêm say đắm. Đôi môi mỏng, đỏ thắm khẽ nhếch tạo một độ cung nhỏ tựa vầng trăng khuyết. Mái tóc đen mượt như suối thác trải dài trên tấm lưng thon gầy. Hắn mang trên mình một nét đẹp yêu dị, sắc bén, gai góc che dấu đi nét yên bình, dịu dàng bên trong nôi tâm sâu thẳm. Một nét đẹp dẫu khác biệt như thế lại không hề mang một chút âm nhu của nử tử. Hắn ta là Phó An Diệp, nam sủng của Tô Dĩ Mạt.
Nam sủng ở thế giới này không hề hiếm lạ. Ở Khuynh Càn địa lục, thân phận của nữ tử và nam tử là tương đồng, không hề có chuyện "trọng nam khinh nữ" hay "trọng nữ khinh nam". Đây chính là một trong những điều cô rất thích ở Khuynh Càn địa lục. Điển hình là trong triều đình: tể tướng, công bộ thượng thư, hình bộ thượng thư, ... đều là nữ giới. Bởi vậy trong một số cuộc hôn nhân ở hào môn thế gia mà hai bên môn đăng hộ đối, thì chuyện nam sủng hay thị thiếp đều không hề hiếm lạ. Giữa họ chỉ cần có một hay vài đứa con cho hai bên gia trưởng vừa lòng là được, tất thảy còn lại đều không quan trọng.
Chính vì vậy, tình yêu giữa Tể tướng và Lại bộ thương thư được coi là điển hình của một tình yêu rất đẹp. Họ quen biết nhau trước thời loạn chiến tám năm về trước. Khi ấy Lại bộ thượng thư thì chỉ mới vị quan nho nhỏ, không hề chút tiếng tăm nào ở phía chính giới. Kể từ khi gặp nhau, họ kết làm bằng hữu. Tể tướng năm đó là thư đồng của nhị hoàng tử Mộc Hoằng. Giữa thời chiến loạn, tể tướng một tay giúp hoàng tử Mộc Hoằng đăng cơ, xưng vì đế, tự là Thịnh Khang hoàng đế, niên hiệu Tịch Nhiên. Khi ấy tể tướng và hoàng đế không biết vì xui xẻo, hay địch thù quá nhiều. Ngày không dính tên lạc, thì gặp sơn tặc gây thương tích, không thế thì bị thị nữ "vô ý" tông ngã xuống hồ, và hàng loạt tai nạn hữu kinh vô hiểm khác. Và vết thương ấy đều do lại bộ thượng thư chăm sóc. Ba người họ càng thêm có cơ hội trò chuyện, ấy thế là thành tri kỷ của nhau. Lại bộ thượng thư là người tài mà không gặp thời, bởi vậy mới mãi lệt đệt ở chức quan thấp. Từ cơ hội trời cho này mới có Lại bộ thượng thư ngày hôm nay. Chiến loạn năm đó khiến quan hệ ba người rất mật thiết đến mức có thể thể sống chết vì nhau. Sau khi Thịnh Khang hoàng đế lên ngôi, tể tướng và lại bộ thượng thư vừa lên chức, kết hôn, hôn nhân giữa hai người họ được rất người chúc. Năm sau đó tể tướng mang thai, năm kế sinh hạ Diệp Ninh. Mười hai sau, họ có đứa con thứ hai, lấy họ của Lại bộ thương thư Âu Dương, tên Minh Phong. Trong suốt đằng đẵng mười bảy năm trời, mối quan hệ giữa hai vẫn luôn khăng khít, mật thiết, không hề có lấy một nam sủng hay thị thiếp.
Chẳng qua, e là cái chuyện tình này cẩu huyết hơn cô nghĩ nhiều. Tên của tể tướng là Diệp Nhiên Tịch, hoàng đế lấy hiệu là Tịch Nhiên, tên tự của tể tướng là Thịnh An, hoàng đế liền lấy tự là Thịnh Khang. Nói không mờ ám, người chết cũng không tin. Nhưng hoàng đế là hậu cung ba ngàn giai nhân, Diệp Nhiên Tịch cũng có chồng có vợ, dẫu vậy hai người quan hệ vẫn khăng khít như ngày nào, hoàn toàn không một chút khúc mắc. Quả thật, trong này có rất nhiều điều khiến người phải suy nghĩ. Nhưng sự thật là như thế nào, nó vẫn không liên quan tới cô.
Quay về vấn đề nam sủng của Tô Dĩ Mạt, dù Tô Dĩ Mạt thiên phú tu luyện có tốt cỡ nào cũng không thay đổi một sự thật rằng, thân phận, điạ vị của nàng kém Đường Quang Quân rất nhiều. Bởi vậy chuyện nàng có một nam sủng là một điều vô cùng kì lạ. Nếu theo bình thường, thế này chỉ có một cách giải thích, đó là Đường Quang Quân tặng vợ mình một nam sủng để chiều lòng nàng. Tuy nhiên, cũng không thể ngoại lệ một số trường hợp bất thường khác. Ví dụ, Đường Quang Quân thích nam phong nhưng lại e mặt mũi, đành để tạm nam sủng của mình tại chỗ Tô Dĩ Mạt, và hàng chục giả thuyết có lý hoặc phi lý khác.
Dẫu sao thế giới này cũng là một thế giới phong khoáng tới khác thường. Ở đây, kỹ nữ, thị quan (2) thân phận cũng không tới mức cho người đời chê cười, song cũng vẫn có rất nhiều người kì thị họ. Hay là yêu người đồng tính cũng vẫn có rất nhiều người chúc phúc, bởi lẽ ở thời không này họ không đặt nặng vấn đề con cái cho lắm. Cuộc đời của họ dài đằng đẵng hàng trăm thậm chí cả ngàn năm, nếu cứ cả cuộc đời mình cứ sống theo sự áp đặt thì sao chịu cho nổi. Con giun xéo lắm cũng quằn huống chi là người. Chịu hơn năm mươi năm đã là cực hình, thế gấp mười lần như thế thì sống bằng niềm tin à?
Bởi con người sống ở đây có một cuộc đời rất lâu rất dài, bởi vậy họ cũng thấu hiểu và tri thông đạt lý hơn hẳn.
Nhưng, ngoài những thứ đó ra, cô có cảm tưởng. Ở thế giới này sẽ có số lượng biến thái và bệnh hoạn nhiều hơn gấp mấy lần thời không trước. Bởi lẽ, sống càng dài cuộc đời càng mệt mỏi, nếu họ không có cách giải tỏa e rằng...
(1) thị quan: tương tự kỹ nữ nhưng giới tính là nam.
BẠN ĐANG ĐỌC
Vạn thế ngao du- Phần 1
FantastikVạn thế ngao du- Phần 1: Đường tịch, thần hơn cả thần Hàn Dĩnh Ly là nữ nhân vừa có quyền vừa có tiền. Đêm ngày 31- 12, cô nhắm mắt qua đời trong cô tịch vì ung thư não. Giữa ngày hoan hỉ của cả Trung Hoa, kẻ khóc người cười, buồn vui lẫn lộn. Ngày...