PHẦN 3: GIÁO DỤC PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC CẦN THIẾT CHO CẢ CUỘC ĐỜI

295 1 0
                                    

PHẦN 3: GIÁO DỤC PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC CẦN THIẾT CHO CẢ CUỘC ĐỜI - CHƯƠNG 17: EM BÉ TỪ ĐÂU ĐẾN?

Biến "giáo dục giới tính" thành "vẽ đường cho hươu chạy trong vấn đề giới tính", còn tệ hơn rất nhiều so với việc không làm!

Thanh thiếu niên xuất hiện các vấn đề như có thai sớm, lạm dụng tình dục..., không phải là do chúng thiếu hiểu biết về kiến thức giới tính, mà là vì tinh thần trống rỗng, đạo đức tình cảm phát triển không tốt, thiếu khả năng tự yêu mình và yêu người.

"Em bé từ đâu đến", đây gần như là vấn đề mà mỗi đứa trẻ đều phải hỏi, đồng thời khiến mỗi bậc phụ huynh đều cảm thấy khó trả lời. Rất nhiều người đều nói cần phải nói rõ cho trẻ, nhưng nói rõ như thế nào, lại không nêu cụ thể.

Tôi đã từng được đọc một bài viết, có một người mẹ đã trả lời như thế này: "Trong cơ thể của mẹ có một tế bào gọi là trứng, trong cơ thể bố có một tế bào gọi là tinh trùng, một ngày, hai tế bào này đã gặp nhau, trứng đã nhiệt tình mời tinh trùng đến nhà cô ấy chơi, thế là chúng liền cùng nhau đi vào bụng mẹ. Mẹ liền chuẩn bị cho chúng một cung điện rất đẹp gọi là tử cung, trong tử cung của mẹ, trứng và tinh trùng kết hợp thành một hợp tử, sau khi được các chất dinh dưỡng trong cơ thể mẹ nuôi dưỡng, hợp tử phát triển thành một em bé, đợi đến khi em bé chín tháng mười ngày, mẹ liền vào bệnh viện, các cô hộ sinh trong bệnh viện liền đón em bé ra, thế là con đã chào đời". Câu trả lời này phức tạp quá! Đây không phải là đang trả lời câu hỏi của một đứa trẻ ba, bốn tuổi, mà là đang giảng bài cho chương trình phổ biến kiến thức.

Trong tác phẩm Emile của mình, Rousseau đã lấy một ví dụ: Một cậu bé hỏi mẹ mình em bé từ đâu đến, bà mẹ liền trả lời, "Là do mẹ rặn từ trong bụng ra, lúc rặn bụng đau kinh khủng, tưởng như mất mạng luôn". Rousseau cho rằng câu trả lời này rất kinh điển, bởi nó nói cho trẻ biết kết quả sinh em bé chứ không phải là nguyên nhân. Đằng sau câu "em bé từ đâu đến" người mẹ lập tức cho thêm cụm từ "đau kinh khủng", đây giống như một lớp mái che, ngăn chặn sự tò mò và trí tưởng tượng của trẻ. Chính vì thế nó vừa đem lại cho trẻ một câu trả lời khẳng định, đồng thời lại không khêu gợi sự tưởng tượng của trẻ. Rousseau cho rằng bài học vỡ lòng về giới tính nên cố gắng trì hoãn, tức là không cho chúng cơ hội, không để chúng nảy trí tò mò. Đương nhiên chắc chắn không thể vì trì hoãn mà nói lung tung với trẻ. Nếu bất đắc dĩ phải nói với trẻ, cũng phải trả lời bằng những câu nói ngắn gọn, không do dự, chứ không được tỏ ra ngượng ngùng, xấu hổ(1).

_________________

(1) Jean-Jacques Rousseau, Emile, Lý Bình Âu dịch, NXB Giáo dục Nhân dân, tái bản lần thứ nhất tháng 5-2001, tr.299 (Bản dịch tiếng Việt Jean-Jacques Rousseau, Emile hay là về giáo dục, Lê Hồng Sâm, Trần Quốc Dương dịch, Bùi Văn Nam Sơn giới thiệu, NXB Tri thức, xuất bản tháng 7-2008, 692 trang).

Trên thực tế trí tò mò của trẻ em đối với vấn đề giới tính không lớn như người lớn tưởng, người lớn toàn toàn có thể tránh được sự ngại ngùng khi giải thích, dùng một cách nói khác để nói thẳng thắn vấn đề này ra.

Người mẹ tốt hơn là người thầy tốt - Doãn Kiến LợiNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ