Chương 04 Bạch y như tuyết

14 0 0
                                    

Tuy rằng Triển Cảnh Thiên đã được Vương Triều giới thiệu qua về cảnh vật ở Nguyệt Nha Câu, nhưng vẫn bị địa thế hiểm trở, núi non hùng vĩ cùng kiến trúc tinh xảo của ngôi miếu làm rung động. Bích họa trên bệ đỡ của miếu Quan Âm sắc thái huyến lệ (màu sắc rực rỡ), xảo đoạt thiên công (vô cùng khéo léo). Triển Cảnh Thiên không khỏi buồn bực, kỳ quang này nếu lưu lại đến một ngàn năm sau, hẳn là sẽ trở thành thắng cảnh du lịch nổi tiếng a! Chỉ có điều là bản thân chưa từng nghe nói đến một thắng cảnh như vậy, ngay cả tên gọi Nguyệt Nha Câu cũng là lần đầu tiên nghe được... Chẳng lẽ sau này sẽ xảy ra chuyện gì đó, làm cho ngôi miếu này hoàn toàn biến mất?

Cảnh Thiên trong lòng ngờ vực, thần sắc ngưng trọng, sắc trời lúc này đã nhá nhem tối, phong sơn (gió núi) dần dần thổi mạnh, gió xuyên qua khe hở giữa hai ngọn núi tựa như tiếng gào thét của một con mãnh thú, nơi này lại là hiện trường hung án, thật là làm cho người ta thấy lạnh hết sống lưng. Triển Cảnh Thiên kiên trì không chịu mặc trường bào thời cổ, chỉ mặc độc nhất một kiện áo khoác lông, vậy nên giờ đang bị đông lạnh, tóc gáy dựng thẳng hết.

Mọi người đến khe suối bận rộn hết cả nửa ngày, trừ bỏ những vết máu đầy trên đất, không thu hoạch được gì thêm, cũng không phát hiện có người nào qua lại khu vực này. Triển Cảnh Thiên thấy Trương Long đang thu thập nhân mã, xem chừng như đang muốn trở về. Suốt cả buổi sáng hắn chỉ dành thời gian để cưỡi ngựa, đến đây còn chưa xem xét hết mọi nơi, nhưng mọi người đã không thể thêm được đầu mối gì, trong lòng có chút không cam lòng. Linh cơ nhất động (nảy ra ý kiến), sao không đi lên ngôi miếu trên núi xem thử? Ngôi miếu đó nằm ngay trên đỉnh Nguyệt Nha Câu, tuy rằng khoảng cách khá xa so với hiện trường, nhưng cũng có khả năng có người đã nhìn thấy điều gì đó.

Triển Cảnh Thiên vừa đưa ra đề nghị liền được Công Tôn mạnh mẽ ủng hộ, mà lý do chính là đồ chay ở Quan Âm Miếu nổi danh đệ nhất ở phủ Khai Phong.

Sau này Triển Cảnh Thiên mới biết được Công Tôn không chỉ biết khám nghiệm tử thi, bắt mạch xem bệnh, quan trọng nhất hắn còn là một thầy tướng số! Trước khi xuất môn hắn đã gieo một quẻ cho Triển Cảnh Thiên, mà theo quẻ này chính là tai tinh cao chiếu, v...v..., vậy nên hắn sống chết đòi đi theo mọi người để xem náo nhiệt.

Suốt đoạn đường đi không nói chuyện, mọi người thực thuận lợi lên tới đỉnh núi.

Kính hoa thủy, nguyệt giá chủng (Hoa trong gương, trăng dưới nước), những loại đồ vật này sở dĩ luôn có thể hấp dẫn người khác, nhưng điểm mấu chốt chính là nó khán bất chân thiết (nhìn không rõ ràng). Kín kín hở hở, nửa che, nửa dấu, làm cho người ta một cảm giác thật mơ màng huyền ảo. Từ Nguyệt Nha Câu xa tít nhìn lên Quan Âm miếu này, chỉ thấy nó giống như một tòa thiên cung, ẩn hiện trong mây, nhưng khi leo lên tới tận nơi mới thấy rõ, tuy rằng hình dáng kiến trúc vẫn còn, nhưng đã gần như không thể chịu nổi sự tàn phá của thời gian, trên vách tường, nóc nhà có thể nhìn thấy những dấu vết sửa chữa rõ ràng, thủ pháp che đậy thô sơ không chút đồng bộ với kiến trúc nguyên bản hoa lệ của ngôi miếu. Nhưng nếu chỉ dựa vào phần nguyên bản mà nói, không thể gọi nơi này là miếu Quan Âm Tống Tử, mà ít nhất cũng phải gọi là Đại Hùng bảo điện v...v...

THẤT NGŨ KÌ ÁN LỤCNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ