-Mẹ, đây là chị Hựu. Chị ấy có thể ở chổ chúng ta một thời gian không ạ?
Đặt dĩa sushi lên bàn, mẹ của Kagome cười thân thiện:
-Tất nhiên là được rồi, phải không ba. Mà ... cháu tên Hựu à? Có vẻ không giống người Nhật lắm nhỉ?
Tôi gãi đầu, có đôi chút bẽn lẽn:
-Dạ. Con là người Việt Nam. Thời gian tới xin làm phiền Ông và dì ạ.Ông của Kagome gắp miếng sushi đầu tiên bỏ vào bát rồi lên tiếng:
-Không sao. Ta cũng có nghe Kagome nói qua. Hãy tự nhiên như nhà mình nhé.
Tôi vui vẻ gật đầu và đưa chén nhận miếng thức ăn của em trai Kagome gắp tới, tôi gật đầu mỉm cười với cậu bé. Thật là đứa bé ngoan.
Tối đó tôi và Kagome trò chuyện khi đã yên vị trong đệm ấm áp. Kagome nghiêng người nhìn tôi hỏi:
-Chị, nước của chị có ngày lễ gì vui không?
-Tất nhiên. Ở nước nào thì cũng sẽ có những ngày lễ truyền thống của mình mà. Ở Việt Nam, lễ rất nhiều. Đặc biệt là tết âm lịch, hay gọi là Tết Nguyên Đán.
-Tết Nguyên Đán sao?
-Uhm, đó là lễ chào đón năm mới theo âm lịch của đất nước chị, vui nhất là thời gian chuẩn bị. Bắt đầu đánh dấu rõ nhất là từ 23 tháng 12 âm lịch. Lúc đó mọi nhà đều chuẩn bị đồ cúng để đưa ông Táo về trời.
Kagome lại hỏi:
-Ông Táo?
Tôi bật cười rồi cũng giải thích, gì chứ chuyện giới thiệu văn hóa Việt Nam đi khắp nơi là việc tốt lắm mà:
-Ông Táo là 3 vợ chồng trông giữ việc bếp núc trong mỗi gia đình. Họ còn được gọi là ba ông đầu râu nữa.
-Vậy là họ là người giúp việc à?
-Không, không!
Tôi không kềm được, bật cười rồi tiếp tục giải thích:
-Họ là những vị thần. Vào dịp cuối năm, họ cưỡi cá chép lên trời báo cáo với Ngọc Hoàng những gì gia đình đó đã làm trong năm qua.
Kagome thốt lên:
-Thật thú vị. Vậy trong khi chuẩn bị thì người ta làm gì?
Tồi cũng cảm thấy hào hứng lên vì sự thích thú của Kagome:
-Nhiều lắm. Đầu tiên người ta sẽ quét dọn nhà cửa cho sạch sẽ, gọn gàng rồi trang trí nhà cửa. Khoảng 28, 29, 30 thì bọn chị sẽ gói bánh và đem luộc.
-Bánh gì cơ ạ?
-Có nhiều em ạ. Tùy theo từng vùng miền. Có bánh chưng nè, bánh tét nè, bánh ú nè, bánh ích nữa. Có nơi người ta còn làm bánh dày nữa. Vào 30 người ta sẽ thức đến 12h đêm để đón giao thừa. Giao thừa có nghĩa là thời khắc giao thời giữa năm cũ và năm mới. Mùng 1, mùng 2, mùng 3 người lớn sẽ lì xì cho con nít để mừng chúng thêm tổi mới. Và bọn trẻ sẽ chúc những lời chúc tốt đẹp đến người lớn.
Kagome che miệng ngáp một cái nhưng vẫn hỏi tiếp:
-Chị thế họ có đi đâu chơi hay là mặc trang phục truyền thống không?
YOU ARE READING
Anh là chú khuyển 3 chân của riêng em
Fiksi IlmiahMột cô gái trẻ tuổi bất ngờ xuyên không vào Thế giới Inuyasha và gặp gỡ Sesshomaru. Bằng bản tính vui vẻ, lương thiện những cũng không kém phần đanh đá khiến bản thân mình trở thành một phần của thế giới đó. dĩ nhiên, truyện cũng sẽ có 1 vài điểm sa...