CHƯƠNG XII TRỤC VỚT TÀI SẢN CHÌM ĐẮM

103 0 0
                                    

CHƯƠNG XII

TRỤC VỚT TÀI SẢN CHÌM ĐẮM

   Điều 175.

   1- Tài sản chìm đắm nói tại CHƯƠNG này là tầu, hàng hoá hoặc các vật thể khác chìm đắm ở nội thuỷ, lãnh hải Việt Nam hoặc trôi nổi trên biển hoặc dạt vào bờ biển Việt Nam.

   2- Trong thời hạn chậm nhất là một trăm tám mươi ngày, kể từ ngày tài sản bị chìm đắm, chủ sở hữu tài sản đó phải thông báo cho Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải và Bưu điện về ý định trục vớt và thời hạn dự kiến kết thúc hành động trục vớt.

   Trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận được thông báo nói trên, Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải và Bưu điện ra quyết định chấp nhận thời hạn dự kiến kết thúc hoạt động trục vớt hoặc quy định cụ thể thời hạn chủ sở hữu phải kết thúc hoạt động trục vớt. Thời hạn trục vớt không được quá một năm, kể từ ngày chủ sở hữu tài sản được giao quyết định này.

   3- Trong trường hợp chủ sở hữu tài sản không tiến hành hoạt động trục vớt trong thời hạn nói tại khoản 2, Điều này hoặc kéo dài hoạt động trục vớt quá một năm, kể từ ngày kết thúc thời hạn trục vớt, thì tài sản đó đương nhiên trở thành tài sản của Nhà nước Việt Nam.

   Điều 176.

   Việc trục vớt tài sản chìm đắm trong khu vực quân sự và việc trục vớt trang thiết bị quân sự phải được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc thủ trưởng cơ quan quân sự mà Bộ trưởng Bộ Quốc phòng uỷ nhiệm cấp giấy phép.

   Điều 177.

   1- Trong trường hợp tài sản bị chìm đắm gây nguy hiểm hoặc cản trở hoạt động hàng hải, khai thác cảng và tài nguyên biển; đe doạ tính mạng và sức khoẻ con người; gây ô nhiễm môi trường biển, thì chủ tài sản có nghĩa vụ trục vớt ngay sau khi bị chìm đắm. Trong trường hợp chủ tài sản không thực hiện việc trục vớt, thì Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải và Bưu điện tổ chức trục vớt và quy định rõ thời hạn chủ sở hữu tài sản phải thanh toán các chi phí liên quan.

   Chủ sở hữu tài sản còn phải bồi thường các tổn thất liên quan và bị phạt theo quy định của pháp luật, ngay cả khi bị mất quyền sở hữu tài sản quy định tại khoản 3, Điều 175 của Bộ luật này.

   2- Trong trường hợp nói tại khoản 1, Điều này, Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải và Bưu điện có quyền chỉ định người trục vớt tài sản, nếu xét thấy người trục vớt do chủ sở hữu tài sản chỉ định không có khả năng bảo đảm trục vớt tài sản đúng thời hạn.

   3- Sau một trăm tám mươi ngày, kể từ ngày nhận thông báo về việc tài sản đã được trục vớt, nếu chủ sở hữu tài sản không yêu cầu nhận lại tài sản hoặc không thanh toán các chi phí liên quan trong thời hạn quy định, thì Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải và Bưu điện hoặc cơ quan được Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải và Bưu điện uỷ nhiệm có quyền đem bán đấu giá tài sản. Sau khi thu lại chi phí trục vớt, chi phí bảo quản, tổ chức bán đấu giá và các chi phí khác, số tiền còn thừa phải được ký gửi vào ngân hàng để trả lại cho chủ sở hữu tài sản.

   4- Chủ sở hữu tài sản chỉ chịu trách nhiệm thanh toán các chi phí liên quan đến các trường hợp nói tại Điều này trong giới hạn giá trị thực tế của tài sản đã được trục vớt.

   Điều 178.

   Các tổ chức và cá nhân Việt Nam được giành quyền ưu tiên trong việc ký kết hợp đồng trục vớt tài sản chìm đắm tại nội thuỷ, lãnh hải Việt Nam.

   Điều 179.

   1- Trong trường hợp ngẵu nhiên trục vớt được tài sản của người khác trong nội thuỷ, lãnh hải Việt Nam hoặc khi đ­a tài sản ngẵu nhiên trục vớt được vào nội thuỷ, lãnh hải Việt Nam, người trục vớt phải thông báo ngay cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị hành chính tương đương, Hải quan nơi gần nhất và Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải và Bưu điện biết về thời điểm, địa điểm và các sự kiện liên quan khác; phải bảo vệ tài sản đó đến khi giao lại; nếu có điều kiện cũng phải thông báo cho chủ sở hữu tài sản biết.

   2- Trong trường hợp nói tại khoản 1, Điều này, người trục vớt được hưởng tiền công trục vớt và nhận lại chi phí liên quan khác theo các nguyên tắc tương ứng về cứu hộ.

   3- Trong trường hợp tài sản trục vớt nói tại khoản 1, Điều này thuộc loại mau hỏng hoặc khi việc bảo quản là quá tốn kém, thì người trục vớt có quyền xử lý tài sản theo quy định tại khoản 3, Điều 177 của Bộ luật này.

   4- Trong thời hạn mười bốn ngày, kể từ ngày được thông báo mà chủ sở hữu tài sản không yêu cầu nhận lại tài sản hoặc không thanh toán các khoản nợ và khi không xác định được chủ sở hữu tài sản, thì người trục vớt có nghĩa vụ giao nộp tài sản đó cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị hành chính tương đương quản lý.

   Trong thời hạn một trăm tám mươi ngày, kể từ ngày thông báo mà chủ sở hữu tài sản không có hành động gì để bảo vệ quyền lợi của mình, thì Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị hành chính tương đương có quyền xử lý tài sản theo quy định tại khoản 3, Điều 177 của Bộ luật này.

   Điều 180.

   1- Người nào tìm thấy, cứu hoặc tham gia cứu được tài sản của người khác đang trôi nổi trên biển, thì có quyền hưởng tiền công theo nguyên tắc tương tự về cứu hộ, nếu đã thông báo cho chủ sở hữu tài sản biết về yêu cầu của mình, chậm nhất là khi trao trả tài sản.

   2- Người tìm thấy, bảo quản tài sản dạt vào bờ biển, thì có quyền được hưởng một khoản tiền thưởng và bồi hoàn chi phí bảo quản không quá 30% giá trị thị trường của tài sản đó, nếu đã thông báo cho chủ sở hữu tài sản biết, chậm nhất là khi trao trả tài sản.

   3- Các quy định tại các khoản 1, 3 và 4 , Điều 179 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với các trường hợp nói tại khoản 1 và khoản 2, Điều này.

   Điều 181.

   Hội đồng bộ trưởng quy định cụ thể việc xử lý tài sản chìm đắm ở biển.  

LHH 2005 chuong XV to the endNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ