2. Nhân vật A Phủ
a, Xuất thân:
Là trẻ mồ côi, cả nhà mất sau "một trận bệnh đậu mùa".
Từng bị đem bán như một món đồ, "để đổi lấy thóc".
Không tiền bạc, hai bàn tay trắng "chỉ có độc một chiếc vòng vía lằn trên cổ".
=> A Phủ xuất thân bần hàn, cô quạnh không ai giúp đỡ ở bên, là đối tượng bị áp bức, lợi dụng.b, Tính cách:
Ương ngạch: "không cam chịu ở dưới cánh đồng thấp", "trốn lên núi".
=> Không cam chịu bị kìm hãm bóc lột, trốn lên núi sống một cuộc sống tự do, tự chủ.Tài giỏi: biết "đúc lưỡi cày, biết đục cuốc, lại cày giỏi và đi săn bò tót rất bạo."
=> Tài năng của A Phủ được dân làng quý trọng nhiều cô gái mơ ước, nhưng A Phủ không có được hạnh phúc vì hủ tục lạc hậu, "không có bố mẹ, không có ruộng, không có bạc" nên không thể lập gia đình.Chính trực, mạnh mẽ: Tức giận hành động phá đám đêm hội xuân của A Sử và lũ bạn, A Phủ đã đánh nhau với A Sử. Để miêu tả cảnh tượng này, TH sử dụng một loạt động từ mạnh "chạy vụt ra", "vung tay ném", "xộc tới", "nắm", "kéo dập đầu xuống, xé vai áo, đánh tới tấp."
c, Quá trình bị áp bức:
Bị áp bức bởi cường quyền:
Công lý không đứng về phía A Phủ: "A Phủ mày đánh con quan làng, đáng nhẽ làng sử mày tội chết, nhưng làng tha cho mày được sống mà nộp vạ."
Chịu sự tra tấn dã man, liên miên: "Mặt A Phủ sưng lên, môi và đuôi mắt giập chảy máu", "Cứ như thế, suốt chiều, suốt đêm, càng hút, càng tỉnh, càng đánh, càng chửi, càng hút." nhưng A Phủ "chỉ im như cái tượng đá, không khóc lóc kêu xin."
Bị bắt trói đứng đến chết chỉ vì "mải mê bẫy nhím để hổ bắt mất một con bò." Sinh mạng A Phủ trong mắt thống lí không bằng một con bò, A Phủ phải sống trong xã hội mà vật chất đứng trên quyền làm người, quyền được sống.
Bị áp bức bởi thần quyền:
A Phủ bị cúng trình ma, bắt đầu cuộc đời nô lệ trong nhà thống lí. A Phủ cam chịu số phận ấy như một điều tất yếu, bao nhiêu năm rong ruổi cũng không bỏ trốn.
d, Quá trình giải thoát:
Hình ảnh dòng nước mắt của A Phủ là sự bất lực, đau đớn đã tố cáo chế độ thực dân nửa phong kiến và bọn tay sai cầm quyền áp bức nhân dân vào đường cùng ngõ cụt, ép họ làm nô lệ nhiều đời và giết chết họ tùy ý.
Khi được Mị cắt dây mây cởi trói, A Phủ dù rất yếu nhưng nghĩ đến cái chết, anh cũng "quật sức vùng lên, chạy."
=> Khao khát tự do, sức sống mãnh liệt tiềm tàng tiếp sức cho A Phủ, phải chạy, phải sống.A Phủ trân trọng tình nghĩa của Mị - "Người đàn bà chê chồng vừa cứu sống mình" và đưa Mị theo, kết thúc cuộc sống đau khổ, lầm than.
e, Nghệ thuật xây dựng nhân vật A Phủ
Xây dựng nhân vật thông qua hành động.
Ngôn ngữ giản dị, giàu khẩu ngữ phác họa chân thật tính cách A Phủ, bộc trực, phóng khoáng, như tính cách của người dân miền núi cao.