I. NHỚ
1. Tác giả Nguyễn Khoa Điềm (1943)Cuộc đời:
Sinh ra trong một gia đình tri thức Cách mạng có cha là nhà lý luận, phê bình văn học theo quan điểm của Marx. Nguyễn Khoa Điềm ảnh hưởng từ suy ngẫm, tư tưởng của cha mình.
Sau khi tốt nghiệp đại học, ông tham gia kháng chiến chống Mĩ. Ông cùng với Lâm Thị Mỹ Dạ, Phạm Tiến Duật, Xuân Quỳnh, Bằng Việt, Nguyễn Duy,... đã tạo thành phong trào thơ trẻ chống Mĩ cứu nước. Đây là lớp nhà thơ trưởng thành trên ghế nhà trường có khát vọng, hoài bão và say mê lý tưởng. Họ có quan điểm, suy ngẫm riêng, ý thức được vai trò trách nhiệm của tuổi trẻ với đất nước. Trang thơ của họ nồng nhiệt cảm xúc, lý tưởng tuổi trẻ và tình yêu, từ đó bộc lộ cái tôi thế hệ mình.
c, Phong cách thơ: Trữ tình - chính luận
Trữ tình: Giọng thơ giàu chất suy tư, cảm xúc dồn nén.
Chính luận: Thể hiện những suy tưởng, bàn luận có chiều sâu triết lý.2. Tác phẩm
a, Hoàn cảnh sáng tác
Được viết ở chiến khu Trị - Thiên năm 1971, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác liệt, thì một bộ phận giới trẻ miền Nam VN ở các đô thị vùng tạm chiếm quên mất nhiệm vụ chiến đấu của mình. Với mong muốn thức tỉnh tuổi trẻ vùng tạm chiếm, để họ thấy rõ bộ mặt xâm lược của Mĩ, cùng đứng lên xuống đường đấu tranh hòa nhịp với cuộc kháng chiến chung cùng cả nước, NKĐ đã viết tác phẩm này.
Xuất xứ: chương V, trích trường ca "Mặt đường khát vọng" hoàn thành năm 1974.
Thể: trường ca
b, Bố cục: 2 phần
Phần 1 (42 câu đầu): ĐN được cảm nhận từ nhiều phương diện lịch sử, văn hóa dân tộc, chiều sâu không gian, chiều dài thời gian.
Phần 2 (47 câu cuối): Tư tưởng cốt lõi, cảm nhận về ĐN: ĐN của nhân dân.
c, Giá trị
d, Đánh giáII. PHÂN TÍCH
Phần 1 (42 câu đầu): ĐN được cảm nhận từ nhiều phương diện lịch sử, văn hóa dân tộc, chiều sâu không gian, chiều dài thời gian.
a, (9 câu đầu): Nguồn gốc ĐN
Đại từ nhân xưng "ta": là nhân vật trữ tình, cũng là mỗi người Việt được sinh ra trên đất Việt.
Các từ "có rồi", "có trong": khẳng định sự tồn tại hiển nhiên lâu đời của ĐN.
Danh từ riêng "ĐN": vốn là danh từ chung chỉ một quốc gia, NKĐ đã ngầm nhân hóa nó, viết hoa cả hai chữ cái đầu ngụ ý nó như tên một người, có nguồn gốc, sự sống, linh hồn.
Cụm từ "ngày xửa ngày xưa": gợi liên tưởng đến bắt đầu của mỗi câu chuyện cổ tích, truyền thuyết ta được bà, được mẹ kể từ thủa nằm nôi.
-> Nó cho thấy ĐN được khởi nguồn giản dị, thân yêu trong ký ức mỗi con người Việt, khởi nguồn của nó sâu xa, bao trùm cả người kể người nghe, người xưa người nay.