[Việt Bắc] chia luận điểm, ND, NT, tư tưởng

36 0 0
                                    

NT: Không chỉ là đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của Tố Hữu, "Việt Bắc" còn là đỉnh cao của thơ lục bát. Thể thơ truyền thống của dân tộc đã được ông sử dụng nhuần nhuyễn, điêu luyện. Dùng hình thức thơ truyền thống để truyền tải nộng dung mang tính thời đại là một thế mạnh của tác giả này. Về mặt cấu tứ, "Việt Bắc" mang hình thức đối đáp. Bài thơ có hai lời, lời của người đi và lời người ở lại. Hai lời này được kết hợp rất nhịp nhàng ăn ý với nhau. Đối đáp là hình thức quen thuộc của ca dao dân gian giao duyên truyền thống. Với "Việt Bắc", Tố Hữu đã thành công trong việc mượn hình thức của những câu chuyện tình yêu để nói chuyện trữ tình cách mạng. Đây là cách ông làm cho vấn đề chính trị trở nên rất đỗi gần gũi trữ tình, dễ dàng đi vào lòng người thông qua con đường trái tim. Một trong những đặc sắc nổi bật của tác phẩm này là sử dụng sáng tạo hiệu quả cặp đại từ xưng hô "mình - ta". Trong tiếng Việt, "mình - ta" thường sử dụng cho các mối quan hệ thân thiết, gắn bó, đặc biệt là mối quan hệ lứa đôi. Tố Hữu đã sử dụng cặp đại từ này cho cán bộ miền xuôi và đồng bào Việt Bắc, cho người đi và kẻ ở trong cuộc chia tay lịch sử. Như vậy, ông đã chọn ngôn ngữ người thương nói với người thương cho tác phẩm mang màu sắc chính trị này. Tác giả "Việt Bắc" có lần từng chia sẻ, ông làm thơ về cách mạng và kháng chiến như thể viết cho người đàn bà mình yêu. Giống như ở các tác phẩm khác của Tố Hữu, trong "Việt Bắc" các biện pháp tu từ và những lối diễn đạt quen thuộc truyền thống được Tố Hữu khai thác tối đa sức mạnh như: so sánh, sử dụng từ láy, điệp,...

Tài liệu ôn thi NLVH 12 - Cập nhật - mtknNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ