a, Tâm trạng bà cụ Tứ khi nhận con dâu
Bà xuất hiện với dáng vẻ "húng hắng ho", "lọng khọng đi vào", "vừa đi vừa lẩm nhẩm tính toán gì trong miệng."
=> Đây là dáng vẻ của một người mẹ già, bà luôn phải lo lắng, đối chọi với cái đói cái chết.Bà sững sờ, phấp phỏng, ngạc nhiên đến nỗi không tin vào tai, mắt mình khi thấy có người phụ nữ đứng đầu giường con trai mình, chào mình bằng u.
=> Bà cụ Tứ chưa đến mức già cả điếc lác, bà chỉ không tin nổi thằng con trai nghèo khổ, ngẩn ngơ cũng có người theo về làm vợ.Sững sờ với hàng loạt câu hỏi xuất hiện: "Quái, sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường thằng con mình thế kia? Sao lại chào mình bằng u? Không phải con cái Đục mà. Ai thế nhỉ?" Bà hoang mang, và có lẽ lúc này bà vẫn không thể tưởng tượng nổi chuyện gì sảy ra, không thể tưởng tượng con trai lấy vợ trong hoàn cảnh trớ trêu, tội nghiệp như lúc này.
Bà cúi đầu nín lặng. Bà hiểu ra cái việc "nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi", "vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình." Và tủi phận khi so sánh mình với "người ta".
=> Bà xót thương cho con, ngược lại trách móc chính mình vì không làm tròn bổn phận của một người làm cha làm mẹ, không lo được việc dựng vợ gả chồng cho con đàng hoàngBà "rỉ xuống hai dòng nước mắt". Bà không lo hai con có hòa hợp khi quyết định cưới xin vội vàng mà lo sợ chẳng biết "chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không."
Chi tiết "dòng nước mắt" nói lên tình thương con của người mẹ nghèo. Bà lấy chính sự đau khổ bất hạnh của cuộc đời mình để đồng cảm với cuộc đời các con. Đây là tấm lòng yêu thương, bao dung nhân ái dành cho con, cũng là tình người của bà cụ Tứ. Nó thể hiện những bấp bênh trong phận người, cái đói đã dồn họ bào chân tường ngõ cụt, làm cho hạnh phúc cá nhân không được đảm bảo.Bà mừng lòng chấp nhận.
Câu nói: "Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng..." là câu nói đầy tình người.
Lời "phải duyên phải kiếp" là lời đầu nói với con dâu. Câu nói này khẳng định chuyện cưới hỏi của con trai con dâu là duyên phận, không phải chuyện rẻ rúng, nhặt nhau ở đường ợ chợ. Tuy đám cưới không có gì bà vẫn trân trọng, cố gắng xoa dịu sự tủi thân của đứa con dâu mới.
"Mừng lòng" là cảm giác hạnh phúc trong đám cưới hai con. Bà không hề lấy thái độ của mình để suy xét, ép buộc mà chấp nhận dâu mới bằng lòng cảm thông những người cùng cảnh ngộ.Bà dặn dò các con, gieo vào lòng con hi vọng sống qua lời khuyên "ai giàu ba họ, ai khó ba đời".
Bà lo lắng về tương lai hai con.
"Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài", "bóng tối trùm lấy hai con mắt", bộc lộ những lo âu trăn trở của người mẹ nghèo.
Hình ảnh "dòng sông sáng trắng uốn khúc trong cánh đồng tối" ẩn dụ cho nỗi suy tư sầu muộn của bà. Liệu cuộc đời con cái bà có tiếp tục trôi vào đen tối khi hiện thực quá khắc nghiệt, u ám.
Giây phút đón dâu, bà ngửi thấy "mùi đốt đống rấm ở những nhà có người chết". Kim Lân đặt giây phút đón niềm vui hạnh phúc mới bên cạnh sự ám ảnh về cái đói cái chết để tô đậm nỗi đau thân phận con người.b, Tâm trạng bà cụ Tứ trong sáng hôm sau
Bà cùng con dâu thu vén, dọn dẹp nhà cửa, "cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên."
=> Bà được tiếp thêm sức sống từ hạnh phúc mới của hai con.Hành động "xăm xắn thu dọn, quét tước nhà cửa" không chỉ là quét dọn cho quanh quẻ sạch sẽ mà ẩn sau nó là ý nghĩ, hi vọng "cuộc đời họ có thể khác đi".
=> Suy nghĩ về sự đổi khác của cuộc đời chính là niềm tin vào một tương lai tươi sáng hơn sẽ đến với gia đình bà.Trong bữa cơm thảm hại ngày đói, bà lão vui vẻ khác thường "nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này".
Bà tính "có tiền ta mua lấy đôi gà". Giả thiết có tiền là một chuyện xa xôi trong thực tại, nhưng bằng kinh nghiệm một người mẹ từng trải, bà muốn gieo hi vọng vào đôi vợ chồng trẻ một tương lai hạnh phúc hơn. Suy nghĩ về đôi gà mà có tất cả là suy nghĩ rất giản dị, dân dã và vô cùng tự nhiên. Nó giống như "người sống đống vàng", còn người còn của, còn sống là còn hi vọng.
Câu nói vui vẻ đầy bí ẩn về "cái này hay lắm cơ", tiếng rao đùa "Chè khoán đây" và cái cười chữa ngượng "Cám đấy mày ạ, hì." Dễ dàng nhận thấy, bà cụ Tứ muốn kéo dài giây phút đầm ấm của bữa cơm gia đình.
Bà lo lắng hoảng sợ khi nghe tiếng trống thúc thuế. Câu kết luận: "Giời đất này không chắc đã sống qua được đâu các con ạ..." bà hoàn toàn bất lực trước cảnh đói nghèo, bị bóc lột.