Chương 11

1.3K 99 52
                                    

Vệ Khanh (Nhân Mã) ngồi trong phòng máy, cẩn trọng quan sát người trên màn hình, con ngươi rơi vào khoảng trầm tư.

Trần Quế được đưa đến phòng lấy lời khai chuyên biệt của S.I.T, so với phòng khai báo dân sự thì khác hẳn. Căn phòng kín chỉ độc mỗi một cái bàn và hai cái ghế, bốn bức tường sơn trắng không có hoa văn, đèn treo trên tường cũng một màu trắng, thỉnh thoảng lại bị chiếc quạt gió thổi cho lắc lư qua lại.

Hứa Quân Dao (Thiên Bình) phụ trách sắp xếp căn phòng cho anh, cảm thấy đôi phần khó hiểu, song cũng không làm phiền, trở lại văn phòng chính đọc hồ sơ, các thành viên khác cũng tản đi làm việc, toàn bộ khu thẩm vấn của tổ chuyên án bây giờ chỉ còn mỗi nam nhân anh tuấn kia.

Chuyên ngành của Vệ Khanh (Nhân Mã) ban đầu là Phân tâm học- xuất phát từ một học thuyết tâm lí của "Tâm lí học", sau đó anh chuyển hướng nghiên cứu sang Tâm lí học hành vi và Tâm lí học tội phạm, hiện đang sở hữu tấm bằng thạc sĩ Tâm lí học tội phạm. Nghiên cứu tâm lí nhân chứng cũng được xem là một phân ngành của Tâm lí học, và đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình thẩm vấn.

Các quá trình mà một nhân chứng có thể trải qua trong tất cả những điều tra sau đó của cảnh sát chính là chìa khóa then chốt của lĩnh vực này. Họ đã nhìn thấy gì? Họ nhớ được điều gì? Làm thế nào để cảnh sát thu thập được những bằng chứng xác thực nhất thông qua những câu hỏi? Và làm sao để xác định được các nghi phạm? Mỗi câu hỏi trên đây là một chủ đề nghiên cứu trong tâm lý, dựa trên những khái niệm được trải dài qua các trường học thuyết tâm lý khác nhau. Điều này bao gồm cả lý thuyết về bộ nhớ - cho rằng trí nhớ không hoạt động giống như một cuộn băng video hay chiếc máy vi tính, mà nó được "cố định lại", nghĩa là, ký ức có thể thay đổi theo thời gian, đặc biệt là khi chúng ta nghi vấn về chúng.

Trong một số trường hợp, nghiên cứu tâm lý học đã dẫn đến những thay đổi trong luật pháp và thủ tục pháp lý. Ví dụ, cải cách cho phép trẻ em được lấy lời khai trong phòng thẩm vấn phần lớn nhờ vào kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng lời khai của trẻ em đáng tin cậy hơn so với trước đây. Nghiên cứu cũng nhấn mạnh một số những căng thẳng tâm lý xuất hiện ở trẻ và làm cách nào để giảm thiểu chúng. (Spencer và Flin, 1993).

====

Nhìn lên đồng hồ treo trường, đã tròn ba mươi phút từ lúc Trần Quế được đưa vào phòng. Anh lúc này mới đứng dậy rời khỏi màn hình camera, ung dung đi ra ngoài.

_Chào bà Trần, xin lỗi đã để bà đợi lâu!

Nhẹ nhàng đẩy cửa đi vào, giọng nói mang đến cho người khác sự dễ chịu, Vệ Khanh (Nhân Mã) nở nụ cười thân thiện.

_Xin giới thiệu, tôi tên Vệ Khanh, người sẽ chịu trách nhiệm ghi chép lời khai của bà Trần đây ngày hôm nay.

Trần Quế ngẩng đầu nhìn người đàn ông đang từ từ tiến lại ngồi đối diện với mình, gật đầu tỏ vẻ đã hiểu.

_Hai cô cảnh sát lần trước đã hỏi rồi, các người định hỏi bao nhiêu lần nữa đây?

Vệ Khanh (Nhân Mã) không đáp vội, lấy ra chai nước đưa đến trước mặt bà.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Jul 10, 2021 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

|12 cs| •S.I.T- Tổ chuyên án đặc biệt•Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ