Quan lại bao che cho nhau - 11

69 5 0
                                    

Mười một

Cuối cùng Nhan Cẩn Dung cũng chả đợi được thêm miếng an ủi nào của biểu đệ cả... Vì hôm sau Đường Cần Thư đã đi xuống thôn công tác cùng với Huyện thừa đại nhân rồi, thậm chí đi vội đi vàng còn chả thèm báo cho gã tiếng nào, khiến Nhan Cẩn Dung giận dỗi tới độ đập vỡ chén trà...

Giữa mạng người và thất tình, đương nhiên mạng người quan trọng hơn, chứ thất tình có chết người đâu. Đấy chính là suy nghĩ của Đường Cần Thư.

Bởi vì lúc nửa đêm, có một đứa trẻ gầy gò ốm yếu chạy vội vã như điên trên đường, suýt nữa lăn ra chết vì kiệt sức vì rét cóng, khi tới nơi hắn dùng chút sức lực cuối cùng của mình mà gõ trống kêu oan rồi mới ngất lịm, khiến cả nha môn tỉnh giấc. Mọi người phải liên tục ủ ấm và đút cho hắn uống ít nước nóng mới có thể cứu hắn tỉnh lại, vừa tỉnh lại đã lập tức lên tiếng kêu oan - một vụ án cực kỳ nghiêm trọng, ít nhất ở huyện Đào Nguyên này coi như là nghiêm trọng.

Thôn họ Ngô, xa xôi cách trở phải cưỡi ngựa nửa ngày mới tới. Chú thím đã ra ở riêng giờ lại muốn cướp tài sản thừa kế của gia đình tuyệt tự kia, nên mai mối hứa gả lung tung, khiến cháu gái phải treo cổ tự vẫn.

Mặc dù cô gái đã được cứu sống, nhưng tạm thời hai kẻ nọ không có cách nào trói người tặng cho lão địa chủ già thôn bên cạnh làm thiếp, nhưng thấy chuẩn bị lại có án mạng xảy ra, đứa bé trai nhỏ thó tên là Vương Nghĩa kia sợ hãi lo lắng quá mới chạy bạt mạng đi gọi quan gia tới cứu mạng.

Đấy không phải chuyện đùa nữa rồi.

Văn Chiêu đế luôn chủ trương, một đồng lương bổng cho quan lại, phải thu được giá trị sử dụng nhiều hơn thế. Nếu cứ sợ dân chúng kiện tụng quen thói mà tránh né thế thì nha môn dùng để làm gì, chẳng thà dẹp luôn nha môn còn tiết kiệm được tiền lương. Với lại trong bộ luật triều Đại Yến làm gì có cái gọi là gia đình tuyệt tự?

Nói tới đây lại phải giải thích một chút vấn đề phân chia tài sản gia đình. Bộ luật Đại Yến chỉnh sửa mới nhất giải thích như sau: Con trai con gái đều có quyền thừa kế tài sản. Của hồi môn của con gái khi lấy chồng chính là tài sản mà cha mẹ chia cho, nên nhà chồng không được phép sử dụng lẫn hỏi tới, vì toàn bộ quyền sử dụng nằm trong tay cô gái đó. Khi cha mẹ qua đời, di sản được phân phối lần lượt cho các con theo thứ tự trưởng thứ lớn nhỏ theo luật thừa kế. Nếu không có con trai thì toàn bộ con gái còn chưa gả chồng sẽ chia đều với nhau thành của hồi môn. Còn nếu không hề có con trai lẫn con gái mới có thể nhận con thừa tự, qua kế một đứa con từ trong họ. Còn nếu không có con trai lẫn con gái mà cũng không nhận con thừa tự ấy à... đừng tưởng họ tộc có thể vui vẻ hưởng nốt tài sản nhé, mà là tịch thu lại làm tài sản của triều đình.

Thế nên vụ việc chú thím đã ở riêng từ đời trước giờ có ý định tranh đoạt tài sản định đoạt số phận ép uổng cô gái mồ côi kia tự vẫn, không khác nào cướp của giết người đó ư... Chính là thành tích đó nha!

Đây chính là nguyên do vì sao Huyện thừa đại nhân không hề than thở cưỡi ngựa mệt mỏi mà vội vàng chạy tới. Và bởi vì trong chuyện này có dính dáng tới bé gái mồ côi, Đường quan nương có mặt nói chuyện sẽ tốt hơn, nên mới mang cô theo.

Quan quan tương hộ - Hồ Điệp Seba - edit - hoàn thànhNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ