Quan lại bao che cho nhau - 38

74 6 6
                                    

Ba mươi tám

Văn kiện đầu tiên ra lò từ ty Bảo Văn là một tờ cáo thị của triều đình, bố cáo thiên hạ về việc cho phép tất cả các hệ phái như Mặc gia, Pháp gia vân vân được phép truyền đạo và thảo luận công khai trong dân chúng.

Theo lời Văn Chiêu đế thì thật ra cũng không có hàm ý sâu xa gì như hậu thế suy luận về sau cả đâu. Cũng giống như lần trước truy phong Hoàng vương, khẳng định công lao mở nước dựng nước của Phó Tịnh, đồng thời truy phong Phó tần là Huệ Trinh Hoàng thái hậu... toàn bộ chỉ nhằm mục đích góp thêm một miếng gạch miếng ngói vào tính danh chính ngôn thuận của các nữ đế. Còn thì việc đó lại vô tình hợp với ý trời, chỉ có thể nói là hoàn toàn ngẫu nhiên may mắn, xem ra thì vận may cũng là một phần quan trọng của thực lực. 

(Vụ Hoàng vương Phó Tịnh bỏ đi, Mộ Dung Xung nạp một cô gái họ Phó khác vào cung làm Phó tần để nuôi nấng hoàng tử xong cũng bị rơi vào quên lãng mình nhớ đọc được đâu đó truyện khác rồi mà không nhớ truyện nào huhu, hình như là Thâm viện nguyệt lúc Chính Đức đế nói chuyện với Phùng Tam Lang thì phải)

Tờ cáo thị này đánh dấu sự mở đầu cho thời đại "hậu bách gia tề minh" (xem chú thích ở cuối), đồng thời là văn kiện đầu tiên của kỹ thuật in chữ rời, nên được viện bảo tàng đời sau giữ gìn trân trọng. Cơ mà thật ra dụng ý thật sự của Văn Chiêu đế lúc bấy giờ chỉ là kiếm việc gì đó cho đám con em Nho gia làm quan trong triều bận rộn, đừng có rảnh hơi chõ mũi vào quyền thừa kế của hoàng gia, thậm chí là chuyện giường chiếu của hoàng đế mà tranh cãi ầm ĩ không thôi.

Còn việc giao cho ty Bảo Văn thực hiện, đơn giản là vì mất bao nhiêu thời gian lẫn tiền bạc của triều đình rồi, giờ cũng đến lúc phải cho trẫm biết thành quả ra sao chứ.

Làm ăn không ra gì thì sẽ biết tay trẫm.

Kết quả là, mặc dù Văn Chiêu đế rất ngạo mạn ném ra mấy chữ "trẫm tạm hài lòng", nhưng nụ cười hớn hở trên mặt ngài ấy quả thực không cách nào giấu được.

Từ lúc đưa ra bản văn kiện gốc, các khâu đoạn chọn con chữ, xếp thành bản dập rồi in dập ra thành hơn hai trăm tờ cáo thị, tổng cộng chỉ mất một ngày rưỡi. Không những nhanh hơn hẳn sao chép thủ công mà còn không cần lo lắng sai sót. Ngoài ra ty Bảo Văn còn nghĩ ra việc khắc thêm một phần "dấu bản quyền" trên cáo thị, hơn hai trăm tấm cáo thị đó hoàn toàn không cần lo việc ngụy tạo nội dung, bởi vì cáo thị vừa in xong "dấu bản quyền" lập tức bị phá hủy.

Thế là ty Bảo Văn nhờ đó mà nổi tiếng khắp nơi.

Nhan Cẩn Dung hớn hở bỏ tiền túi mời toàn bộ đồng nghiệp ở ty Bảo Văn đến Bách Hội Lâu ăn mừng một bữa. Cuối cùng Đường Cần Thư không uống rượu mấy đành bất đắc dĩ vác Nhan biểu ca say như chết về nhà.

Cơ mà hớn hở chưa được bao lâu, sóng gió lại nổi lên. Thôi Cẩm Văn dâng tấu xin đặt tên, Văn Chiêu đế đồng ý. "Phương pháp in Đào Nguyên" đổi tên thành "phương pháp in chữ rời".

Toàn thể Công bộ xôn xao từ trên xuống dưới.

Chuyện này thoạt nhìn vô cùng bé nhỏ, nhưng trên thực tế đã xúc phạm đến ích lợi của cả Công bộ. Quyền đặt tên ấy mà, thường thường đi kèm với người phát minh ra nó. Đường Cần Thư không phải người giỏi quan hệ xã giao, nhưng Nhan Cẩn Dung thì tinh thông cực kỳ. Chuyện đặt tên này họ đã quyết định giao cho Công bộ Thượng thư đại nhân, cấp trên lớn nhất của họ ở Công bộ.

Quan quan tương hộ - Hồ Điệp Seba - edit - hoàn thànhNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ