𝙲𝚑𝚊𝚙 𝚅𝙸: 𝙼𝚊𝚍𝚎𝚖𝚘𝚒𝚜𝚎𝚕𝚕𝚎

163 27 2
                                    

«Aimer, ce n’est pas se regarder l’un l’autre, c’est regarder ensemble dans la même direction.» ‐ Antoine de Saint Exupéry

«Yêu không có nghĩa là nhìn nhau mà là cùng nhìn về một hướng.»

Nếu ai đó hỏi Trương Gia Nguyên tại sao lại chọn nước Ý mà không phải là một đất nước nào đó khác thì cậu cũng chỉ có thể nhẹ nhàng nhún vai một cái rồi mỉm cười dẫn người đó đi khắp con hẻm, ngõ nhỏ của đất nước xinh đẹp này.

Ý là cái nôi của nghệ thuật, là nơi giao thoa các nền văn minh khác nhau tạo nên một đất nước đa dạng về cả đời sống xã hội và văn hoá. Âm nhạc, nghệ thuật và thời trang, tất cả đều hội tụ tại nước Ý mộng mơ, xinh đẹp. Nếu nói âm nhạc là ánh sáng tinh thần, thì nghệ thuật và thời trang cũng tựa như không khí để hít thở, đều là những yếu tố quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân nơi này. Khắp ngõ ngách trên nước Ý đều được trưng bày đầy những tác phẩm không chỉ có giá trị thương mại, mà còn có hình thái ý thức xã hội đặc biệt, thổi vào nó những giá trị tư tưởng tình cảm cao quý . Và đương nhiên, cái lãng mạn, yêu cái đẹp và đầy sáng tạo trong nghệ thuật của người Ý còn được thể hiện qua phong cách thời trang.

Trương Gia Nguyên chưa từng cảm thấy hối hận vì đã đến Ý. Dòng máu nghệ thuật chưa bao giờ ngừng chảy trong khắp con người cậu. Mỗi ngày thức dậy đều được đón ánh nắng chan hoà chiếu vào phòng qua ô cửa sổ nhỏ. Đứng ở quầy "sotto casa"* chọn cho mình một ly cappuccino classico cùng một chiếc bánh sừng bò nhỏ. Rồi lại xốc lại túi đeo trên lưng rong ruổi khắp thành phố tìm cho mình chốn bình yên cùng nguồn cảm hứng trôi dạt trong đầu. Đi cả ngày cùng nguồn cảm hứng, buổi trưa và tối sẽ ghé qua "osteria"* chọn bừa một món để lắp đầy chiếc bụng rỗng. Tối lại về nhà đọc qua vài con chữ trên cuốn sách dày cộm rồi nói tạm biệt một ngày dài vất vả trên đất nước hình chiếc ủng này.

Cuộc sống trước đây của Trương Gia Nguyên là như vậy. Cho đến ngày Châu Kha Vũ bước vào. Anh không khuấy động nhịp sống vốn có. Gặp được Châu Kha Vũ giống như việc hằng ngày Gia Nguyên vẫn uống cappuccino classico, chỉ khác là anh thêm vào đó chút gia vị nồng ấm, đem lại cảm giác lạ lẫm mà cậu vẫn chưa thể nhìn rõ hình dạng và gọi tên.

Lịch trình hôm nay của Gia Nguyên vốn sẽ là đến Burano, nhưng đến khoảnh khắc bước chân lên tàu, trái tim cậu bỗng mơ hồ nhớ về một thủ đô lấp lánh nào đó, nhớ về một chuyến tàu cách đây không lâu, đã đưa cậu gặp được người ấy. Trái tim chàng họa sĩ trẻ như có một dòng nước ấm bí mật chảy qua, để lại những rung động bồi hồi mà mỗi lần nhớ lại đều sẽ khiến hai má ửng hồng.

Gia Nguyên đặt chân đến Burano, nơi có những ngôi nhà nhỏ đầy sắc màu san sát nhau nối dài cả đảo. Nếu Venice được ví là thành phố đầy sôi động, ồn ã thì Burano lại là nơi thanh bình và hiền dịu.

Trương Gia Nguyên hoàn toàn có thể chìm vào khoảng lặng nơi đây và tận hưởng từng làn gió nhẹ nhàng lùa qua kẽ tóc thổi mát tâm hồn cậu.

Murano nổi tiếng với thủy tinh còn Burano thì nổi tiếng với dòng sông uốn lượn o bế những căn nhà nhỏ sặc sỡ. Trương Gia Nguyên dành hẳn cả ngày dài chỉ để ngồi bên bờ sông xanh ngắt, nhìn từng con thuyền vaporetto ngược xuôi, đi qua đôi cây cầu thơ mộng và rồi nhìn xuống những chiếc bóng đầy màu sắc đã in hằn trên mặt nước trong veo.

𝙻'𝚘𝚛𝚋𝚒𝚝𝚎 𝚍𝚎 𝚕𝚊 𝙻𝚞𝚗𝚎Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ