Hạ 1994

50 5 0
                                    

"Gíang sinh đến rồi mà tiệm mình không định trang trí gì hở bác?"

Vừa lau bàn, vừa ngoái đầu nhìn người đàn ông trung niên đang mải mê tưới cây. Qua chiếc kính cận màu bạc, bác cười hiền, nhìn tôi và nói:

"Ừ nhỉ? Vậy lát hai bác cháu mình đi mua đồ về trang trí nha?"

Tôi gật đầu lia lịa, giơ ngón cái tán thành. 

Đảo mắt lượn một vòng xung quanh, khí trời vào đông, lạnh buốt da thịt nhưng không khí trong quán nước nhỏ của bác Lương lại ấm áp đến lạ. Bác có sở thích sưu tầm đồ cổ nên bước vào quán lại khiến người ta cảm giác mình vừa xuyên không, trở về những năm thập niên tám mươi, chín mươi . Từ chiếc ti vi và đài radio đến những tờ báo cũ hay lọ hoa hướng dương bên cửa sổ đều tạo nên khung cảnh của một ngôi nhà tồn tại đã lâu giữa lòng phố cổ. 

Đang chìm trong mớ suy nghĩ hỗn độn, tôi giật mình cảm nhận được chiếc điện thoại trong túi áo khoác dày đang đổ chuông. 

"Gì đấy con này, tao đang trong giờ làm đấy nhé?"

Theo phản xạ có điều kiện, tôi chột dạ nhìn về hướng "ông chủ".

"Khiếp, thôi thanh niên nghiêm túc ạ. Mày chuyển máy cho bác hộ tao tí!"

Từ từ tiến lại chỗ Bác Lương, tôi vươn tay đưa điện thoại mình về phía bác, nói:

"Châu đó bác."

Nhận điện thoại từ trong tay tôi, bác nói với người trong điện thoại:

"Gì đấy, bác nghe?"

Chưa gì chất giọng nội lực của nó đã vang lên, nói như đang hét, Châu bày tỏ:

"Bác yêu yêu của cháu yêu yêu ơi!"

Bác Lương nhìn gương mặt đang cau có đánh giá của tôi, cười. 

"Chiều tối nay bác cho Đan nghỉ làm một hôm được không bác? Trời, thanh niên rồi mà giáng sinh cứ nhốt mình suốt chẳng chịu ra đường đi chơi với cháu. Người như nó cháu thấy cũng tội, con bé chăm chỉ làm việc rồi về nhà lại lao đầu vào học đến hai mắt sắp rớt ra đến nơi. Thế nên cháu xin trình bày 1001 lí do nên cho Linh Đan nghỉ..Thứ nhấ.."

Tôi điên cuồng xua tay, múa chân, lắc đầu liên tục.

"Ừ bác biết rồi, hai đứa cứ đi đi"

Cuộc gọi kết thúc, định bụng gọi lại cho nhỏ để từ chối. Dẫu sao tôi cũng đã hứa cùng đi mua đồ cùng bác mà.... 

Như nhận ra nỗi lòng bối rối của tôi, bác Lương từ tốn nói:

"Một mình bác đi cũng được, mấy đứa cứ đi chơi đi. Ngày nào cháu cũng ở đây phụ việc với thân già như bác. Chẳng thấy bạn bè tụ họp vui chơi gì. Còn trẻ, đừng đặt nặng vấn đề tiền bạc quá, cháu hãy coi trọng tuổi xuân và sức khỏe mình đang có, tranh thủ tận hưởng được bao nhiêu hay bấy nhiêu."

Ú ớ chẳng nói được gì, tôi cắn môi, im lặng. 

Bác vẫn luôn sống một mình, đơn độc và lẻ loi. Có lẽ vì thế khiến tôi càng thương bác hơn. Nhờ có Châu là cháu ruột bác, nhỏ ngỏ lời xin phụ việc ở quán giúp tôi khi bản thân tôi đang điên cuồng xoay vần với đống tiền học phí, chông chênh và hoảng loạn. Biết được hoàn cảnh của tôi, bác không những đồng ý mà còn giúp tôi trả tiền học phí. Bảo tôi coi như đó là tiền lương bác trả trước cho tôi, sau này cứ phụ bác việc ở quán là được. Từ đó, Bác Lương nghiễm nhiên trở thành vị cứu tinh của đời tôi, là người mà tôi mặc định là mang ơn cả đời. 

Chuông gió và đồng hồ cátNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ