1. Cơ sở hình thành lý thuyết
1.1. L.S. Vygotsky
Ông được xem như người đặt nền móng đầu tiên cho tâm lý học hoạt động.
Năm 1925, Vygotsky đã viết bài báo "Ý thức như một vấn đề của tâm lý học hành vi" nhằm phân tích những điểm hạn chế của TLH hành vi, đồng thời giải phóng nên TLH Nga khỏi khủng hoảng bế tắc lúc bấy giờ. Bài báo được coi là cương lĩnh đầu tiên nhằm xây dựng một nền tâm lý học kiểu mới theo chủ nghĩa Marx, lấy phạm trù hoạt động làm đối tượng nghiên cứu chính.
1.2. A.N. Leontiev
Ông đã định hình và phát triển đường lối tiếp cận hoạt động dưới quan điểm lịch sử-phát triển và chính thức xây dựng được lý thuyết hoạt động của tâm lý con người.
1975, ông xuất bản tác phẩm "Hoạt động-Ý thức-Nhân cách" được coi như một tác phẩm đồ sộ nhất, một bản tổng kết sự nghiệp nghiên cứu và cống hiến của ông cho nên TLH Nga và thế giới.
2. Nội dung cơ bản của lý thuyết:
2.1. Những luận điểm chính về hoạt động theo A.N. Leontiev
Hoạt động: Là một quá trình thựchiện sự chuyển hóa lẫn nhau giữa 2 cực: Chủ thể - Khách thể.
+ Theo nghĩa rộng: Hoạt động là đơn vị phân tử, không phải là đơn vị cộng thành của đời sống chủ thể. Đời sống con người là một hệ thống (một dòng) các hoạt động thay thế này.
+ Theo nghĩa hẹp (cấp độ TLH): Hoạt động là đơn vị của đời sống tâm lý, mà khâu trung gian là phản ánh tâm lý, có chức năng hướng dẫn chủ thể trong thế giới khách quan.
Đặc trưng cơ bản của hoạt động là tính đối tượng, đối tượng của hoạt động là cái đang hình thành trong quá trình hoạt động diễn ra và gắn liền với hoạt động của chủ thể.
Trong hoạt động xuất hiện 3 dạng tồn tại: Chủ thể, đối tượng và sự chuyển hóa giữa chúng. Ba yếu tố này có 3 đặc trưng cơ bản:
1. Tính chất vật lý của sự vật, hiện tượng và các hình thức tồn tại của nó. Hình thức tồn tại: Bên ngoài (vật chất, ký hiệu) và bên trong (ý niệm)
2. Đặc trưng về mối quan hệ giữa chủ thể và đối tượng. Mối quan hệ 2 chiều, đều bộc lộ dần trong quá trình hoạt động của chủ thể.
2 loại hoạt động: Hoạt động bên trong (hoạt động tinh thần) và Hoạt động bên ngoài (hoạt động thực tiễn). Có cùng cấu trúc, hoạt động bên ngoài là nguồn gốc phát sinh và hình thành của hoạt động bên trong.
3. Hoạt động là đơn vị của đời sống tâm lý người. --> Việc nghiên cứu bản chất đời sống tâm lý cá nhân phải bắt nguồn từ hoạt động và trong hoạt động của cá nhân đó.
2.2. Cấu trúc chung của hoạt động:
Giải nghĩa: (đọc thêm)
"Hoạt động là đơn vị phân tử chứ không phải là đơn vị hợp thành". Điều này có nghĩa là hoạt động không phải là một phần được lắp ráp hoặc tích hợp từ các yếu tố bên ngoài mà tự bản thân nó đã có tính chất và chức năng riêng biệt, giống như một đơn vị nhỏ nhất và cơ bản. Trong TLH hoạt động, hoạt động này không phải được hình thành do sự ghép nối của các yếu tố khác, mà bản thân nó đã là một "đơn vị phân tử," có ý nghĩa và mục tiêu độc lập.
YOU ARE READING
Tâm lý học giáo dục
RandomĐây là nơi mình tổng hợp lại những kiến thức đã và đang được học với mục đích ôn tập và đồng thời cũng là để chia sẻ với mọi người cùng tham khảo thêm những kiến thức về tâm lý học, cụ thể là tâm lý học giáo dục.