Những vấn đề chung về TLHGD

3 0 0
                                    

1. Đối tượng, nhiệm vụ của TLHGD

1.1. Đối tượng

Các quy luật này sinh, biến đổi, phát triển của các hiện tượng tâm lý trong quá trình dạy học.

Có thể hệ thống trong 5 nội dung sau:

1. Quá trình phát triển tâm lý người học, xác định các điều kiện phát triển tâm lý người học.

2. Vấn đề liên quan đến việc hình thành các phẩm chất nhân cách, định hướng giá trị và hành vi đạo đức của người học, cũng như là những yếu tố tác động đến động cơ, thái độ, hành vi ứng xử...

3. Đặc điểm tâm lý nhân cách của người dạy (tập trung vào phẩm chất, năng lực và rút ra các giải pháp).

4. Bản chât hoạt động học của người học.

5. Những tác động của môi trường (văn hóa, xã hội,....).

1.2. Nhiệm vụ

Nghiên cứu, xây dựng cơ sở tâm lý cho các quan điểm, triết lý, xu hướng giáo dục nhằm ứng dụng cụ thể và thực tiễn.

Xác định những quy luật lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo; loại hình trí tuệ, quy luật hình thành phẩm chất nhân cách, hành vi; những biến đổi tâm lý người học dưới ảnh hưởng của giáo dục theo từng giai đoạn khác nhau.

Xác định cơ sở tâm lý của quá trình điều khiển quá trình giáo dục (nhà trường, gia đình, xã hội,...)=> Nâng cao hiệu quả giáo dục.

Góp phần hình thành xã hội học tập với mục tiêu học tập suốt đời, mỗi người đều đóng vai trò nhà giáo dục, người dạy và người học.

Ứng dụng thành quả nghiên cứu của các chuyên ngành tâm lý khác cho việc dạy học.

2. Sơ lược lịch sử phát triển của TLHGD

2.1. Giai đoạn trước khi tâm lý học trở thành một khoa học độc lập:

- Ở thời kỳ cổ đại và Trung Cổ, Tâm lý học giáo dục được xem xét chủ yếu qua lăng kính triết học và tôn giáo. Các triết gia như PlatoAristotle đã có những quan điểm cơ bản về vai trò của giáo dục trong việc hình thành nhân cách và đạo đức con người.

- Triết học phương Tây thời kỳ Trung Cổ bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tôn giáo, đặc biệt là đạo Thiên Chúa. Những nhà triết học, như Thánh Thomas Aquinas, đã đưa ra các quan điểm về học tập và trí tuệ, kết nối chúng với các yếu tố tâm linh và đạo đức.

- Từ thế kỷ 17 và 18, các nhà tư tưởng như John Locke đã nhấn mạnh đến vai trò của kinh nghiệm trong việc hình thành kiến thức và hành vi. Quan điểm "Tabula Rasa" của Locke cho rằng con người sinh ra với một tâm trí "trắng" và tất cả kiến thức đều là kết quả của kinh nghiệm và học hỏi.

2.2. Giai đoạn 1879 – 1920:

Giai đoạn 1879-1920 là thời kỳ đặt nền tảng quan trọng cho tâm lý học giáo dục, với những quan điểm đa dạng từ việc đo lường trí tuệ, nghiên cứu hành vi, đến việc khuyến khích phương pháp học tập dựa trên trải nghiệm. Những tư tưởng này đã góp phần hình thành các phương pháp và lý thuyết giáo dục hiện đại, giúp phát triển những cách tiếp cận giáo dục hiệu quả hơn.

Tâm lý học giáo dụcWhere stories live. Discover now