Nội dung lý thuyết
- Năm 1983, tiến sĩ Howard Gardner đưa ra lý thuyết 'Đa trí tuệ' trong cuốn sách 'Frames of mind: theory of multiple intelligences' mang tính đột phá trong việc khám phá trí thông minh của con người
- Howard cho rằng con người sở hữu nhiều loại trí thông minh khác nhau và biểu hiện chúng theo nhiều cách khác nhau. Theo học thuyết 'Đa trí tuệ', ông đề xuất có 8 loại trí tuệ khác nhau, sau này ông đã đề xuất thêm loại thứ 9 với tên gọi "existentialist intelligence."
- Mỗi người chúng ta sẽ có ít nhất 2 loại trí tuệ và nhiều loại trí tuệ kết hợp với nhau sẽ giúp ta giải quyết vấn đề nhanh nhạy và khéo léo hơn
Trí tuệ âm nhạc: Có khả năng cảm nhận, thưởng thức, tạo ra tiết tấu, nhịp điệu. Có giọng hát tốt, chơi được một số nhạc cụ. Thường hát hoặc gõ nhip trong vô thức. Ca sĩ, nhạc sĩ, nhân viên thu âm, giáo viên, âm nhạc, trị liệu bằng âm nhạc.
Trí tuệ ngôn ngữ: Giỏi tranh biện, thuyết phục, hướng dẫn thông qua sử dụng lời nói. Có khả năng viết lách, kể chuyện lưu loát, thích trò chơi chữ, thích đọc sách/nghe nhạc. Giao tiếp tốt với mọi người xung quanh, thể hiện cảm xúc bằng lời. Nhà văn, phóng viên, người kể chuyện, luật sư,....
Trí tuệ Logic-toán: Có khả năng tính toán, đo lường, thí nghiệm,...một cách hiệu quả; nhạy cảm với các cách thức, mối liên hệ logic. Thích học toán và các một khoa học tự nhiên; thích xếp loại, thứ tự trật tự. Nhà khoa học, lập trình máy tính, kế toán viên,....
Trí tuệ thể chất, vận động: Thể hiện ý tưởng và cảm xúc bằng cách điều khiển hoạt động cơ thể. Thựchiện các thao tác một cách khéo léo như giữ thăng bằng, làm thủ công....sức mạnh cơ bắp, giỏi thể thao..... Vận động viên thể thao, vũ công, thợ thủ công, thợ cơ khí, thợ kim hoàn,...
Trí tuệ không gian: Tiếp nhận thông tin hiệu quả qua hình vẽ, biểu tượng, mô hình. Tưởng tượng các góc độ khác nhau trong không gian. Khả năng nhìn, thể hiện, tự định hướng trong không gian. Bác sĩ, kiến trúc sư, nhiếp ảnh gia, họa sĩ, phi công....
Trí tuệ tương tác xã hội: Nhạy bé, cảm nhận được tâm trạng, ý đồ. Hiểu và tương tác tốt với người khác. Nhận thức và trải nghiệm cảm xúc của người khác. Giáo viên, nhân viên marketing, chính trị gia, nhà ngoại giao....
Trí tuệ nội tâm: Suy nghĩ độc lập, dễ dàng nhìn nhận cảm xúc của bản thân. Nhận thức được điểm mạnh/yếu của bản thân. Thích làm việc một mình, tự suy ngẫm sâu sắc. Nhà tâm lý học, nhà tư tưởng, triết gia, chính trị gia....
Trí tuệ thiên nhiên: Có khả năng quan sát, nhận biết và đang giá các mối quan hệ con người với thế giới tự nhiên. Nhận dạng và phân loại được nhiều loại động vật, thực vật; thích thú với cảnh vật thiên nhiên. Nhà thiên văn học, nhà sinh vật học, nhà động vật học, nhà khảo cổ...
Trí tuệ hiện sinh: (Triết học) Nhạy cảm và bị thu hút bởi những bí ẩn của vũ trụ và nguồn gốc của con người. Đặt những câu hỏi về sự tồn tại và ý nghĩa của tồn tại. Tìm cách liên hệ lý thuyết vào thực tế. Nhà thần học, mục sư, pháp sư, linh mục, nhà sư.....
- Được đề xuất như một phần bổ sung cho lý thuyết đa trí tuệ của Howard Gardner ban đầu.
- Khả năng đi sâu vào những câu hỏi sâu sắc hơn của cuộc sống, của sự tồn tại.
- Suy ngẫm về những câu hỏi "lớn" xung quanh các chủ đề như ý nghĩa và động lực của cuộc sống, cách hành động có thể thực hiện các mục tiêu lớn hơn.
ỨNG DỤNG TRONG GIÁO DỤC
Đa dạng hóa việc dạy học để phát triển từng loại trí tuệ :
- Phát triển trí tuệ ngôn ngữ: GV hướng dẫn HS sử dụng các hình thức hđ ngôn ngữ như đọc hiểu, thuyết trình, chơi ô chữ, viết tóm tắt, trình bày bảng, lấy ví dụ,... VD:* Thần chú: Sin đi học, Cos không hư, tan đoàn kết, cotan kết đoàn.
- Phát triển trí tuệ logic-toán: GV hướng dẫn HS thông qua các câu hỏi logic để dẫn dắt học sinh hiểu nội dung bài văn theo cấu trúc logic, quan hệ nhân- quả của các sự kiện tình huống, cho học sinh chơi các trò chơi liên quan đến tư duy.
- Phát triển trí tuệ thị giác- không gian: GV hướng dẫn hs dùng biểu đồ , mindmap, hình vẽ, sáng tạo các mô hình không gian để mô tả bài văn dưới dạng hình ảnh. Ngoài ra, cho các em sử dụng công nghệ thông tin làm các bài tập có nhiều màu sắc, các đề thi thử trên máy tính, bài tập điền ô chữ trên các ứng dụng học ngoại ngữ.
- Phát triển trí tuệ vận động: Giáo viên hướng dẫn HS đóng vai mô phỏng các hđ trong bài văn, hướng đến phát triển năng lực biết, hiểu, vận dụng thao tác vận động. VD: Đóng vai nhân vật Tràng và Thị tái hiện lại tác phẩm Vợ Nhặt, Hoạt động trong các môn thủ công, môn thể dục,..
- Phát triển trí tuệ âm nhạc: Giáo viên hướng dẫn HS trình bày văn bảng dưới dạng âm nhạc, hoặc đề nghị học sinh hãy trình bày bài văn đó theo dạng bài hát theo xu hướng âm nhạc, nhóm nhạc, gv có thể kết hợp ghép nhạc tại chỗ bằng nhạc cụ phù hợp.
- Phát triển trí tuệ giao tiếp: GV cho HS thảo luận nhóm, trao đổi với nhau để đi đến ý tưởng thống nhất, cùng nhau trình bày sản phẩm. Từ đó, giúp học sinh có cơ hội giao tiếp, hiểu nhau và biết cách sử dụng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ phù hợp trong hoàn cảnh.
- Phát triển trí tuệ nội tâm: GV cho HS liên hệ bài học với bản thân, những điều học được và đưa ra những câu hỏi để làm rõ hơn những việc sẽ làm trước mắt và dài hạn của bản thân sau khi học xong những bài học này.
- Phát triển trí tuệ thiên nhiên: Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động ngoài trời gắn liền với nội dung bài văn, tham gia các địa điểm tự nhiên có phong cảnh sát với nội dung bài căn hoặc sưu tầm, sử dụng các sản phẩm từ thiên nhiên để minh họa cho bài học.
ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ
Ưu điểm
Howard Gardner đã chỉ ra được mối người chúng ta đều tồn tại nhiều trí thông minh khác nhau.
Mang đến cho người học nhiều cách tiếp cận thông tin.
Cá nhân hóa việc học.
Kết hợp nghệ thuật vào bài học.
Nhược điểm
Không xây dựng khung đánh giá và tiêu chí đánh giá.
Thiếu sự chấp thuận chung trong cộng đồng nhà tâm lý.
Dán nhãn người học với một loại trí thông minh đặc biệt.
Nhầm lẫn sự đa đạng của trí thông minh với các phong cách học tập.
Cố gắng ghép nội dung một bài học với phong cách học tập của học sinh.
YOU ARE READING
Tâm lý học giáo dục
RandomĐây là nơi mình tổng hợp lại những kiến thức đã và đang được học với mục đích ôn tập và đồng thời cũng là để chia sẻ với mọi người cùng tham khảo thêm những kiến thức về tâm lý học, cụ thể là tâm lý học giáo dục.