1. John Dewey
Là nhà triết học xuất sắc - nhà giáo dục vĩ đại Mỹ.
Đại biểu tiêu biểu của Thực dụng luận.
Để lại di sản đồ sộ: 37 tập và 900 bài báo khoa học về triết học, xã hội học, giáo dục học..
Từng được xem là Khổng Tử thứ 2 ở Trung Quốc.
1988, được UNESCO vinh danh là 1 trong 4 nhà giáo dục lớn nhất.
2. Cơ sở hình thành lý thuyết
2.1. Bối cảnh chính trị - xã hội đương thời
2.2. Triết học của J.Dewey: Thực dụng luận
Thuyết công cụ:
- Mục đích triết học: hoàn thiện kinh nghiệm. Triết học xuất hiện không phải từ sự ngạc nhiên trước thế giới như các nhà triết học cổ đại đã nghĩ, mà từ những trạng thái căng thẳng trong đời sống xã hội.
- Hệ thống tư tưởng như những "công cụ tinh thần". Các giá trị của trải nghiệm được tổng kết theo kinh nghiệm và khoa học, kết quả của các giá trị này sẽ tạo ra những ý tưởng mới làm công cụ để thử nghiệm trong tương lai.
- Đề cao tính hiệu quả thực tế của tri thức. "CHÂN LÝ LÀ CÁI GÌ ĐÓ CÓ ÍCH", một tư tưởng chỉ có ý nghĩa khi nó mang lại lợi ích thực sự.
Chủ nghĩa kinh nghiệm: Nhấn mạnh vai trò của trải nghiệm. Tri thức kinh nghiệm không có một cách tự động, tri thức đó phải bắt nguồn từ trải nghiệm của cá nhân.
3. Một số nội dung cơ bản trong triết lý giáo dục của John Dewey.
3.1. Năm bước của lược đồ tư duy toàn diện
(1). Một cái khó được thâu nhận
(2). Phạm vi và định nghĩa của nó
(3). Đề xuất cho giải pháp khả dĩ
(4). Sự triển khai bằng cách lập luận cho những căn cứ của đề xuất
(5). Tiếp tục quan sát và thực nghiệm đi đến chấp nhận hoặc bác bỏ đề xuất, tức la fmột kết luận tin theo hay không tin theo.
3.2. 3 nguyên lý giáo dục cơ bản
- Giáo dục là một quá trình xã hội, giáo dục là sự phát triển, giáo dục không phải là một sự chuẩn bị cho cuộc sống ở thì tương lai mà giáo dục chính là bản thân cuộc sống.
- Học đi đôi với hành.
- Giáo dục dân chủ
3.3. So sánh giữa giáo dục truyền thống và tân giáo dục
4. Ứng dụng trong hoạt động giáo dục
4.1. Mô hình học tập trải nghiệm
Ông ra phương pháp giáo dục thực nghiệm, người học chỉ có được có tri thức thực sự khi bằng những hoạt động thực tế của mình, người đó có thể thực hiện những thay đổi thực sự ở sự vật, chứ không phải bằng cách ghi nhớ các luận điểm lý thuyết xuông.
4.2. Ba giai đoạn của một chương trình giáo dục
Giai đoạn thứ nhất dành cho các học sinh tiểu học, chú trọng vào các sinh hoạt vừa làm vừa học qua các dự án.
Giai đoạn thứ hai là học lịch sử và địa lý qua các sinh hoạt và dự án, giúp học sinh phát triển hận thức và khái niệm về thời gian và không gian.
Giai đoạn thứ ba là giai đoạn khoa học. Khoa học cung cấp cho người học những kết quả tổng quát đáng tin cậy vì chúng đã được chứng minh qua thử nghiệm, chứ không cho người học những chân lý tuyệt đối.
4.3. Ứng dụng 5 bước của lược đồ tư duy toàn diện
1. Gặp một tình huống có vấn đề
2. Xác định vấn đề, nghĩa là phải nhận dạng vấn đề đó là gì
3. Nghiên cứu, thăm dò, điều tra vấn đè, nghĩa là phải sở hưu kiến thức và thực hiện những quan sát cần thiết để xử lý kiến thức đó
4. Đưa ra một số các giả thuyết và phương thức giải quyết
5. Chọn 1 phương thức và thí nghiệm xem phương thức này có hiệu quả không
4.4. Các thành tố của quá trình giáo dục
5. Ưu điểm và hạn chế
5.1. Ưu điểm
Tạo ra một cuộc cách mạng lớn trong giáo dục đương thời tại Hoa Kỳ và thế giới sau này.
Tôn trọng những đặc điểm cá nhân và khả năng người học.
Tạo cơ hội cho người học được thực sự trải nghiệm trong cuộc sống hiện tại chứ không chỉ tập trung cho sự chuẩn bị ở tương lai bằng những lý thuyết suông.
Trao quyền chủ động cho người học trong việc xác định mục tiêu và nội dung học tập cho cá nhân mình.
Khuyến khích phát huy khả năng tự học và trang bị cho họ kỹ năng thích ứng trong nhiều môi trường biến động.
5.2. Hạn chế
Việc áp dụng triết lý giáo dục của ông chưa nghiên cứu kỹ về mức độ ảnh hưởng của sự khác biệt văn hóa hoặc các điều kiện xã hội, lịch sử lên cá nhân người học.
Chưa cho hướng dẫn cũ thể cho người dạy nhằm thực hiện vai trò dẫn dắt, hỗ trợ hay đánh giá người học trong từng bối cảnh kinh tế, chính trị, văn hóa hay xã hội cụ thể.
YOU ARE READING
Tâm lý học giáo dục
CasualeĐây là nơi mình tổng hợp lại những kiến thức đã và đang được học với mục đích ôn tập và đồng thời cũng là để chia sẻ với mọi người cùng tham khảo thêm những kiến thức về tâm lý học, cụ thể là tâm lý học giáo dục.